Vương quốc nước chấm H.J.Heinz

Vương quốc nước chấm H.J.Heinz
TP - Cho tới nay, tương cà chua (ketchup) luôn có mặt trong một nửa số tủ lạnh trên toàn thế giới. Henry Jone Heinz là  người sáng lập ra vương quốc H. J. Heinz, một trong những công ty sản xuất thực phẩm  lớn nhất thế giới.
Vương quốc nước chấm H.J.Heinz ảnh 1
Lọ tương cà chua ketchup cỡ lớn, một cách quảng cáo hiệu quả

Cha mẹ của Henry Heinz là dân di cư Đức, gốc vùng Bavaria. Sau khi sang Mỹ sinh sống, cha Henry bắt đầu kinh doanh sản xuất gạch. Tuổi thơ của Henry không thiếu thốn nhưng cũng không thể nói là sung sướng.

Từ tình yêu cây cỏ

Người sáng lập vương quốc nước chấm vĩ đại hồi nhỏ rất thích chơi trong vườn, thích nghiên cứu các loài cây, trồng cây ăn quả. Mười hai tuổi, Henry Heinz đã quyết định kiếm tiền bằng cách bán rau quả trong vườn mình.

Chẳng bao lâu sau, cậu bé Henry đã có thể cung cấp rau quả cho các cửa hàng thực phẩm. Henry đã giành được sự tin cậy của tất cả bạn hàng vì không bao giờ phá vỡ hợp đồng. Năm 1869, khi mới 25 tuổi, Henry đã cùng với bạn hàng Noble thàng lập công ty đầu tiên của mình Heinz & Noble.

Sản phẩm đầu tiên của công ty là sốt củ cải cay. Heinz và Noble quyết định thay đổi kiểu đóng gói to và bằng túi nilông vàng bằng bao gói nhỏ, màu trong suốt.

Hiện nay, trong công ty Henry Heinz có tới 33 000 nhân viên làm việc khắp thế giới. Doanh thu hàng năm đạt tới 10,5 tỷ đô la. Điều công ty chú trọng nhất trong gần 150 năm qua là sản phẩm chất lượng cao và bao bì đẹp.

Đó là cuộc cách mạng dẫn tới doanh số hàng bán tăng vùn vụt. Thực ra, Henry Heinz đã gặp may. Cuối thế kỷ 19 xuất hiện hàng loạt phát minh trong lĩnh vực sản xuất đồ đóng gói và trong nông nghiệp.

Ngay năm đầu công ty đã thu được lợi nhuận. Sau sốt củ cải cay, công ty Heinz & Noble giới thiệu sản phẩm ketchup (tương cà chua). Không người Mỹ nào không biết đến ketchup dù cà chua là một thứ xa lạ, phải nhập từ Mexico. T

rước đó, chỉ có người Trung Quốc làm sản phẩm này, được gọi là “ki– siap”nhưng nó được nhập vào Mỹ rất ít và không phổ biến. Henry Heinz đã thay đổi vị và thành phần của “ki-siap” - tương cà chua Trung Quốc. Và đặt một cái tên đơn giản hơn “ketchup”. Món gia vị nổi tiếng thế giới đã xuất hiện từ đó tới nay.

Nhưng khủng hoảng kinh tế xảy ra, kéo hai doanh nghiệp Mỹ gốc Đức này xuống đáy. Năm 1875, sau 6 năm tồn tại  Heinz & Noble bị phá sản. Nhưng Henry không bỏ kinh doanh mà nhanh chóng đăng ký công ty mới mang tên bố và em trai, công ty F.&J. Heinz.

Dù khủng hoảng kinh tế nhưng Henry vẫn thấy được triển vọng phát triển lớn của cái nghề kinh doanh này. 13 năm sau Henry mua lại công ty từ bố và em trai, và đặt tên là “H.J.Heinz”

Bước nhảy vọt sau khủng hoảng

Hầu như tất cả những gì Henry và đồng nghiệp Noble cùng gây dựng đã bị khủng hoảng kinh tế tàn phá. Nhưng một số xí nghiệp vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Henry.

Ông đã đạt được thỏa thuận với Noble về trách nhiệm riêng của mình. Khủng hoảng lùi dần, và Heinz thì phát triển. Henry bao giờ cũng cố gắng cho ra sản phẩm chất lượng tốt nhất. Tốt tới mức cao nhất có thể. 

Để đạt được chất lượng cao nhất cần thiết Henry đã tổ chức các hệ thống kiểm tra chất lượng khác nhau, sử dụng công nghệ sản xuất mới, và luôn luôn  thử nghiệm các kiểu đóng gói. Chẳng bao lâu Henry bắt đầu chú trọng và đầu tư nhiều cho quảng cáo.

Heinz là công ty đầu tiên ở đầu thế kỷ 20 đã sử dụng quảng cáo bằng đèn neon tại Mỹ. Quảng cáo đã đem lại hiệu quả cao, thương hiệu của Henry trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ.

Cung cấp nước chấm cho Hoàng gia

Ngay từ năm 1880, Henry đã bắt đầu xâm chiếm thị trường tiêu thụ nước ngoài, và đã thành công. Tại Anh Quốc, Heinz đã trở thành nhà cung cấp chính thức ketchup và một loạt gia vị cho Hoàng Gia Anh. Chính ở Anh, Heinz đã xây dựng những nhà máy chế biến và thành lập những văn phòng ở nước ngoài đầu tiên.

Công ty của ông phồn vinh, là một nhà sản xuất ketchup và hàng loạt các loại nước chấm nổi tiếng lớn nhất trên thế giới. Năm 1919, công ty của Henry Heinz đã có tới 25 nhà máy. Ông đã mãn nguyện khi nhắm mắt xuôi tay vào năm đó. Sau khi Henry qua đời, Hovard, con trai của ông đã cầm lái. Hovard vốn là nhà bác học, nên đã chú trọng nhiều tới các nghiên cứu.

Điều đó đã gây ảnh hưởng tốt tới công ty trong việc sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn nữa. Sức mạnh của vương quốc nước chấm ngày càng tăng. Hovard thể hiện là một nhà quản lý rất có khả năng, đoán được ý nguyện của thị trường tiêu dùng.  Những thay đổi lớn đã diễn ra trong công ty vào những năm 1940, khi Henry Heinz II trở thành lãnh đạo công ty.

Sáng kiến mới quan trọng của Henry II là mua những bán thành phẩm có sẵn ở nước ngoài. Chất lượng sản phẩm và năng suất không hề kém đi. Trước đó Heinz thiết lập từ đầu tới cuối, điều này vừa tốn vừa đắt…Mạng lưới các nhà máy Heinz có mặt ngoài lãnh thổ Mỹ như Bồ Đào Nha, Mexico, Hà Lan, Ý và các nước khác.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.