Sếp & chuyện ngoại tình nơi công sở

Sếp & chuyện ngoại tình nơi công sở
Ngoại tình đang trở thành cuộc phiêu lưu hấp dẫn, nhưng cũng đầy phức tạp của những nhà “thám hiểm” công sở. Sếp sẽ xử lý như thế nào nếu biết nhân viên của mình “tình tính tang” với nhau?

Chúng ta hãy tham khảo quan điểm của các sếp.

Sếp & chuyện ngoại tình nơi công sở ảnh 1

Nguyễn Anh Tuấn (Tổng giám đốc Cty VASC, Tổng Biên tập báo Viet Nam Net): Không dám lên án chuyện ngoại tình công sở!

Nhiều người bài xích chuyện ngoại tình công sở, cho đó là sự tham lam, ích kỷ, vừa muốn “của nhà” vừa tham “của chợ”, nhất là cánh đàn ông! Còn ý kiến của anh?

Tại sao cứ phiến diện vậy? Đàn bà nhiều khi cũng “ác chiến” chứ đâu chỉ có đàn ông. “Ăn vụng” trong công sở chỉ diễn ra khi có sự thuận tình của cả hai phía. Một vợ một chồng, chỉ yêu và chung thủy với một người rất tốt đẹp, rất đáng ca ngợi.

Nhưng trong hoàn cảnh như hiện nay - thông tin, giao lưu rộng rãi, đời sống ngày càng phức tạp, nhu cầu cao hơn, tham lam hơn, tôi không dám đứng ra lên án chuyện ngoại tình công sở, và nếu không cẩn thận, một ngày nào đó mình sẽ trở thành người “cứng” quá, cổ hủ quá! Tốt nhất, hãy bình thản nhìn nhận nó, không nên cuốn theo chiều gió, cũng không nên hô cao khẩu hiệu.

Anh có nghĩ “vụng trộm” với đồng nghiệp là trái đạo đức, thuần phong mỹ tục?

Không nên nặng nề và quy kết theo thuần phong mỹ tục. Chuyện ngoại tình thường làm vợ hoặc chồng họ đau khổ. Nhưng ở khía cạnh khác, thật khó mà không vấp nếu người vợ hoặc chồng ấy không đáp ứng được nhu cầu tình cảm, để cuộc sống trở nên nhàm chán, buồn tẻ.

Anh có đồng tình khi trong nhiều vụ “ăn vụng” người ta quy cho yếu tố “cự ly”?

Tôi đồng tình với quan điểm này bằng một câu chuyện có thật, không phải ngoại tình nhưng liên quan đến yếu tố “cự ly” đã xảy ra trong công ty tôi: sau một thời gian làm việc chung, có mấy cặp trong một phòng đã yêu và lấy nhau. Đám trẻ giải thích: phòng hẹp, suốt ngày đóng cửa, có nhiều hôm làm việc đến tối khuya. Gắn bó với nhau, họ đã yêu nhau lúc nào không biết.

Ngoài những cuộc tình “hợp pháp”, công ty anh có tồn tại những cuộc tình “bất hợp pháp”?

Tôi tôn trọng đời sống riêng và sẽ không can thiệp. Nếu người chồng hoặc vợ đến nhờ tôi can thiệp, cùng lắm là tôi gọi hai người lên nói chuyện trên tư cách con người với nhau, chứ không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính.

Không thấy tận mắt, song tôi cũng nghe ghán ghép người này người kia, nhưng không có cơ sở để tin. Nhân viên trong công ty tôi đều trẻ trung, các bạn hoặc chưa lập gia đình, hoặc mới kết hôn. Ngoại tình thường rơi vào những người có “thâm niên” hôn nhân, còn các bạn mới cưới, hạnh phúc đang tràn trề thì mắc mớ gì mà phải “ăn vụng”. Nên về lý thuyết, chắc chắn tỷ lệ “ăn vụng” trong công ty tôi không cao.

Vì trật tự và sự “trong sạch” của công ty, anh sẽ “đuổi thẳng cổ” những cặp “ăn vụng”?

Chắc chắn tôi không sử xự như vậy. Tôi luôn tôn trọng đời sống riêng và sẽ không can thiệp. Nếu có xảy ra chuyện ghen tuông trong công sở thì những người đó tự xấu hổ thôi. Nếu người chồng hoặc vợ đến nhờ tôi can thiệp, cùng lắm là tôi gọi hai người lên nói chuyện trên tư cách con người với nhau, cố gắng tìm hiểu để có những góp ý riêng chứ không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính.

Lương Hoàng Anh (Giám đốc công ty Sao May)

Chị quan niệm thế nào về vấn đề ngoại tình trong công sở?

Tôi thấy rất vui...

Chị có nghĩ người khác sẽ không vui trong khi chỉ có một mình chị vui thôi?

Đã gọi là ngoại tình thì người khác (ý tôi là người thân của người khác) làm sao biết được mà vui hay không vui. Bản thân hai chữ ngoại tình đã nói lên một hành động không công khai với bàn dân thiên hạ rồi. Người trong cuộc chỉ “trình diễn” đúng vai trò của mình với từng đối tượng cụ thể thôi. Có ảnh hưởng đến ai khác đâu mà lo.

Theo chị, những cuộc tình công sở có tàn phá hạnh phúc gia đình người khác không?

Tuyệt đối không. Theo tôi, cuộc tình công sở là những cuộc tình đầy tính chất “Văn cao” có nghĩa là yêu văn hóa cao. Lý trí mạnh hơn con tim nhiều. Cuộc tình đó như là một động lực thúc đẩy người ta làm việc hăng hái hơn bình thường

Nhưng đôi khi sự hăng hái thái quá sẽ có phản ứng ngược lại, có nghĩa là một trong hai đối tượng trở nên sa đà, mất bản lĩnh?

Tôi không nghĩ vậy, một khi người ta chủ động một mối quan hệ, người ta cũng phải chủ động cả cách tiến lùi quan hệ ấy như thế nào. Nếu để mối quan hệ nguy hiểm ấy sa đà hoặc mất kiểm soát, thì sao còn gọi là những cuộc tình công sở nữa. Lúc ấy, chúng biến thành mối tình tay 3, tay 4 gì đó rồi là hỏng bét.

Chị có nghĩ có sự ép buộc, miễn cưỡng nào trong số những cuộc tình công sở mà chị chứng kiến hoặc dây vào?

Theo tôi, cuộc tình công sở đầy tính chất “Văn cao” có nghĩa là yêu văn hóa cao. Một khi người ta chủ động một mối quan hệ, người ta cũng phải chủ động cả cách tiến lùi quan hệ ấy như thế nào. Người trí thức người ta sẽ biết cư xử thế nào cho phải.

Có thể có mà có thể không. Đôi khi quan hệ sếp và nhân viên cũng có một chút phức tạp và người kém bản lĩnh sẽ rất dễ bị rớt đài. Tuy nhiên, những mối quan hệ kiểu đó thường rất chóng vánh vì đối tượng hay tìm thấy những nạn nhân mới, hoặc nạn nhân cũ có dấu hiệu vùng lên thì quan hệ đó cũng sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Ý chị là, nếu cả hai cùng chủ động, cùng sắp xếp thì cuộc tình đó sẽ kéo dài hơn, thú vị hơn?

Dài hay không thì cũng không biết được vì nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Nhưng thú vị thì có vì có thú vị người ta mới lao vào. Hết thú vị tự khắc người ta nghỉ.

Sau khi nghỉ thì người ta có bình thường trở lại không hay mối quan hệ đã được đẩy lên đến mức căng thẳng người ta mới phải bùng. Khi ấy sao mà làm việc bình thường trở lại?

Tôi đã nói những kiểu tình này chỉ dành cho giới trí thức cao thôi. Mà người trí thức người ta sẽ biết cư xử thế nào cho phải.

Theo chị, khi ngoại tình, người ta có nghĩ đến gia đình mình không nhỉ?

...

Sếp & chuyện ngoại tình nơi công sở ảnh 2

Hoàng Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị HanoiCTT): Ngoại tình công sở dễ trở thành “ma túy”

Theo anh, ngoại tình công sở có phải là “chất xúc tác” để làm việc tốt hơn?

Ngoại tình là một dấu hiệu không hay ho gì, đang phát triển ở rất nhiều công sở. Nhiều người bao biện tình yêu mang lại trạng thái hưng phấn trong công việc, nhưng hưng phấn lén lút phần lớn dẫn đến kết quả tệ hại.

Đó cũng là lý do anh phản đối chuyện “lén lút” trong công sở?

Tôi phản đối chuyện ngoại tình nói chung. Phần lớn vụ “ăn vụng” trong công sở do hoàn cảnh tác động, dẫn đến ngộ nhận. Điều kiện làm việc gần gũi, có cảm tình với nhau dễ làm người ta ngộ nhận cảm tình là tình yêu. Ngoại tình còn là cả một quá trình, bản thân người ta không ngăn chặn, lại còn dung túng tình cảm của mình. Hành động đã không đúng thì kết cục cũng bi kịch.

Nhưng biết đâu người trong cuộc tìm được tình yêu đích thực trong cuộc phiêu lưu mới, còn hôn nhân trước đó là sự ngộ nhận?

Tôi luôn cổ vũ chuyện làm đúng, sống đúng. Tôi tin tình yêu đích thực có thể xảy ra trong bất kỳ không gian và thời điểm nào. Nhưng tôi ngờ có nhiều người đã lạm dụng chuyện thiêng liêng! Cái tôi phản đối là sự lợi dụng, ngược lại tôi tin một người có nhận thức đúng sẽ có quyết định đúng về hạnh phúc của mình.

Còn trường hợp tờ đăng ký kết hôn biến cuộc sống trở thành những chuỗi ngày chán ngắt, trong khi đồng nghiệp lại tràn đầy sự tươi mới, hấp dẫn?

Tôi phản đối chuyện ngoại tình nói chung. Nếu công ty có chuyện ngoại tình công khai, tôi sẽ can thiệp. Tôi nghĩ đó là cách giải quyết khách quan, có nguyên tắc chứ không phải sự can thiệp thô bạo.

Thứ nhất, ngoại tình công sở không phải là lời giải cho bế tắc gia đình. Tôi cho đó là sự bao biện. Nếu cảm thấy không tiếp tục sống được với nhau thì có thể đưa nhau ra tòa, có ai ép buộc ai phải sống chung trong một gia đình không có tình yêu. Thứ hai, tình yêu rất đẹp và có tính lâu dài, trong khi cái gọi là “tươi mới” chỉ có ý nghĩa nhất thời, mang tính vị kỷ. Thứ ba, ngoại tình công sở rất dễ trở thành “ma túy”, mà lý do hoàn toàn là tâm lý. Ai cũng thích “trái cấm”, không chiếm hữu được hoàn toàn rất dễ “gây nghiện”, mà đã “nghiện” với một người thì rất dễ “nghiện” với những người khác

Anh xử lý thế nào nếu chuyện ngoại tình xảy ra trong công ty của mình?

Nếu yêu nhau thực sự, bắt buộc anh phải làm phép loại trừ, chứ không thể lén lút đạt quá nhiều đích. Xứng đáng để trả giá thì phải chấp nhận trả giá.

Anh có nghĩ mình can thiệp “thô bạo” vào cuộc sống riêng của nhân viên?

Công ty phải có nguyên tắc, người lãnh đạo phải đứng trên góc độ quản lý, muốn hay không mình cũng phải khách quan. Tôi nghĩ đó là cách giải quyết khách quan, có nguyên tắc chứ không phải sự can thiệp thô bạo.

Vậy anh có tự tin khẳng định công ty anh không ai “ăn vụng”?

Tôi không thể kiểm soát hàng trăm con người, nên không thể khẳng định là có hay không. Chừng nào chuyện ngoại tình công khai, tôi sẽ can thiệp. Tất nhiên chuyện đó có thể xảy ra mà tôi không biết!

Anh nghĩ sao nếu nói: “Những ông mạnh miệng nhất là những ông đáng nghi ngờ nhất”?

Tôi chỉ nói điều mình nghĩ, mình tin. Tôi phản đối khi đó là sự ích kỷ. Tôi cũng phản đối chuyện tình yêu ngộ nhận, đó là cái bẫy nguy hiểm cho cuộc sống gia đình. Hơn nữa, ngoại tình đa phần không xuất phát từ tình yêu. Bản thân tình yêu đích thực đã mang tính loại trừ, không có chuyện tồn tại song song cả vợ và bồ. Còn tình yêu đích thực luôn là lý do đáng sống nhất trên cuộc đời. Khi đi làm, người ta có nghĩ đến gia đình mình không?

Sếp & chuyện ngoại tình nơi công sở ảnh 3

Ngọc Hiệp (Phó giám đốc hãng phim Việt, công ty BHD)

Chị quan niệm thế nào về vấn đề ngoại tình trong công sở?

Tôi không bao giờ nghĩ đến điều này.

Đó là bây giờ, còn ngày xưa, khi là diễn viên, có tình cảm với bạn diễn cũng là một hình thức “công sở” đó chứ?

Cái đó lại khác, khi cùng tham gia một bộ phim, chúng tôi phải ở bên nhau suốt mấy tháng liền. Thậm chí phải tự tạo cảm xúc với nhau để vai diễn thật sự chín muồi. Nếu nghĩ những thân mật đó là sự ngoại tình thì e rằng không phải.

Chị có chứng kiến một mối tình công sở nào không?

Không phải một, mà là rất nhiều

Chị phản đối hay đồng tình những việc như thế này?

Tôi bình thường. Ai cũng có cuộc sống riêng của mình hết. Hồi đó, lần đầu tiên chứng kiến mối tình kiểu công sở, tôi đã rất phẫn nộ và oán trách họ. Còn bây giờ tôi thấy khác. Ai làm gì, kệ họ. Tôi có ở trong chăn người ta đâu mà biết có loại rận nào trong đó.

Chị có thường bị “công sở” tấn công?

Thi thoảng

Chị phản ứng thế nào với đối phương?

Tính tôi khô khan, quyết đoán và rất rõ ràng. Đối phương sán vào tự động sẽ “xê” ra ngay

Nếu đối phương quá lỳ?

Tôi còn lỳ hơn. Nói thiệt đó, trừ ông xã tôi ra, trong con mắt tất cả mọi người, tôi là một “thằng Hiệp” tòan phần với vẻ ngoài có vẻ nữ tính.

Vậy là chị khẳng định, chưa và sẽ không bao giờ có mối tình công sở nào với chị?

Ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Ai làm gì, kệ họ. Tôi có ở trong chăn người ta đâu mà biết có loại rận nào trong đó. Làm diễn viên đúng là có phức tạp, vì lý do nghề nghiệp mà phải sát cánh, tay trong tay với nam diễn viên chính. Nhưng cái đó không phải là tình công sở. Đó là công việc.

Chắc chắn. Tôi không thích dây dưa lằng nhằng. Vả lại, công việc luôn làm tôi căng thẳng, gia đình cho tôi sự bình yên. Hơn nữa, tính tôi thẳng như ruột ngựa, làm sao có thể giữ kín được chuyện gì.

Chị không có, nhưng lỡ ông xã có thì sao, ông ấy làm du lịch, sao tránh được những giây phút xao lòng?

Có thể cũng có đó. Nhưng tôi tin anh ấy. Đôi khi chỉ cần niềm tin là đủ rồi, tìm hiểu thêm nào có ích gì. Thỉnh thoảng anh ấy cũng tâm sự với tôi về cô này cô nọ chủ động tìm anh ấy tâm sự này kia. Còn có gì hay không tôi cũng đâu biết.

Chẳng lẽ cuộc sống gia đình gần 15 năm qua không làm chị đôi khi cảm thấy ngán sao. Những lúc ấy chị có thể lợi dụng những mối tình con con luôn sẵn sàng “giúp đỡ” chị để cuộc sống đỡ tẻ nhạt?

Tôi nghĩ chắc phải thêm 15 năm nữa tôi mới xem xét lại chuyện này. Tôi và ông xã làm những công việc khá khắc nghiệt. Một làm nghệ thuật, một du lịch. So với mọi người thì chúng tôi có quá ít thời gian bên nhau nên chưa kịp hết vui thì đã xa nói gì đến chuyện ngán. Với lại tôi cũng không thích bao biện bằng những lý lẽ vô duyên. Không yêu nữa thì thôi, đâu cần phải lý do.

Chị có mạnh miệng quá không khi nghề diễn viên được xem là chỗ dung túng nhiều mối quan hệ chồng chéo nhất, vì bản thân người trong cuộc đôi khi cũng đâu phân biệt được đâu là đời, đâu là phim?

Còn nhớ cách đây không lâu, trong buổi ra mắt phim Người Mỹ trầm lặng, người ta chứng kiến Hải Yến tình tứ được Brendan Fraser dìu lên sân khấu, rồi lại dìu xuống chỗ ngồi, thì thầm, vuốt tóc, cười duyên. Trong khi đó, Quang Hải phải lóc cóc đi tận đằng sau.

Cái đó là nghề nghiệp nhưng liệu ở vị trí chị, ông xã chị có chịu nổi không?

Chính vì vậy nên tôi mới gần như là rút lui khỏi sàn quay rồi đó. Làm diễn viên đúng là có phức tạp. Đôi khi vì lý do nghề nghiệp mà mình luôn phải sát cánh, tay trong tay với nam diễn viên chính (ra mắt phim chẳng hạn). Khi ấy dù ông xã có thông cảm đi nữa mình cũng thấy ngại. Nhưng cái đó không phải là tình công sở. Đó là công việc.

MỚI - NÓNG