Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ
Những hộ dân sinh sống tại ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho biết, hàng chục năm qua họ phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo sợ vì ngôi biệt thự có tuổi đời hàng trăm năm này đã xuống cấp nghiêm trọng, chưa 1 lần được tu sửa.

Mới đây, ngôi biệt thự Pháp cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm – Hà Nội) bất ngờ bị đổ sập 1 phần khiến 2 người tử vong và 6 người khác bị thương. Sự việc này khiến hàng trăm người đang sống trong các ngôi biệt thự cổ khác ở Hà Nội thấp thỏm lo âu.

Chiều 23/9, PV có mặt tại ngôi biệt thự Pháp cổ có tuổi đời ngót nghét 100 năm trên phố Phan Chu Trinh. Theo quan sát, mặt ngoài ngôi biệt thự này cũng đã rất nhếch nhác.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 1
 
Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 2

Bề ngoài ngôi biệt thự Pháp cổ nhếch nhác, rệu rã.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 3

Bà Bích chỉ vị trí tường bị bong tróc.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 4

Căn phòng con trai bà Bích có 14m2 nhưng 4 người ở.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 5

Phòng bà Bích thường xuyên bị dột hễ có mưa, bà phải dùng chậu nhựa hứng sẵn.

Dẫn chúng tôi vào bên trong xem thực trạng sự xuống cấp của ngôi biệt thự nói trên, bà Trịnh Thị Bích (61 tuổi, sống tại ngôi biệt thự) vừa đi vừa ca thán: “Tòa biệt thự này xuống cấp vài chục năm nay rồi cháu ạ, dân ở đây chúng tôi sống khổ lắm nhưng chả biết đi đâu được. Những hôm có mưa dột hết vào nhà, tường thì mốc và nứt nhiều chỗ. Gia đình tôi cũng đã cạo vữa ra trát lại, nhưng do nước mưa cứ ngấm vào tường nên lại mốc hết. Sống thì chật chội, phòng con trai tôi có 14m2 mà 4 người sinh sống. Từ nhỏ tôi về đây ở với bố mẹ tôi cho đến bây giờ chưa thấy cơ quan chức năng tu sửa lần nào. Mong muốn của chúng tôi là cơ quan chức năng đến tu sửa lại để chúng tôi sống yên tâm hơn”.

Cùng tâm trạng với bà Bích, bà Trần Thị Hiếu (69 tuổi) cho biết, bà về ở ngôi biệt thự này cùng với bố mẹ bà từ năm 1954; khoảng 20 năm trở lại đây ngôi biệt thự này bị xuống cấp trầm trọng, người dân luôn phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo sợ.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 6

Tường nhà bà Hiếu nứt tứ tung.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 7

Bà Hiếu chỉ vị trí tường nhà bị nứt toác.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 8

Nền và tường đều bị nứt.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 9

Gia đình bà Hiếu làm thêm phòng vệ sinh nhỏ trên tầng 3.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 10

Trần nhà trên tầng 3 ngôi biệt thự đã bong tróc 1 mảng lớn.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 11

Bảng điện cũng đã hư hỏng.

Bà Trần Thị Hiếu chia sẻ: “Năm 1954 giải phóng, gia đình tôi về đây ở, lúc đó căn phòng mà bố tôi đang ở là của đôi vợ chồng người Pháp sinh sống, sau đó họ rút đi ngay. Lúc về đây ở ngôi biệt thự này đẹp lắm, sạch sẽ, bóng loáng từ trên xuống dưới, cầu thang cũng đẹp. Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, ngôi biệt thự này xuống cấp nghiêm trọng. Như cháu nhìn thấy đấy, tường nhà thì nứt toác và thấm nước nhiều lắm. Trên mái thì ngói vỡ lung tung, hễ có mưa là nước chảy xuống các phòng nhiều lắm. Từ khi tôi về đây ở chưa 1 lần ngôi biệt thự này được tu sửa, chúng tôi sống ở đây cũng sợ lắm nhưng chẳng biết đi đâu”.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 12
 
Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 13

Kiến trúc của người Pháp để lại nhưng cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 14

Nhiều vị trí tường nhà đều bị bong tróc, hư hỏng.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 15

Căn phòng rất chật chội trên gác xép nhà bà Hiếu.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 16

Căn phòng bố bà Hiếu ở đã xuống cấp nghiêm trọng.

Cũng theo bà Hiếu, ngôi biệt thự Pháp cổ này có 9 hộ dân sinh sống, trước đây là nhà ở tập thể dành cho các cán bộ của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương. Nhưng khi những người cán bộ công tác tại cơ quan nói trên nghỉ hưu về quê ở thì để lại cho con cháu họ sử dụng.

Theo quan sát, ngôi biệt thự Pháp cổ nói trên có 3 tầng, phần trên nóc được thiết kế mái vát và lợp ngói. Biệt thự chia làm nhiều phòng, nhưng mỗi phòng chỉ rộng chừng 15-20m2, các hộ dân phải sinh sống trong những không gian khá chật chội. Nhiều hộ dân ở tầng 1 đã làm thêm phòng vệ sinh tách khỏi tòa nhà để tiết kiệm diện tích sử dụng. Nhưng những hộ dân sống trên tầng 2, tầng 3 cũng làm thêm nhà vệ sinh nhưng với diện tích rất “khiêm tốn” và rất nhếch nhác.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 17

Phần nóc ngôi biệt thự rất nhếch nhác.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 18

Có hộ dân còn tận dụng cả khoảng trống trên nóc biệt thự làm nơi nuôi nhốt gà...

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 19

Nhiều xà gồ gỗ của nóc ngôi biệt thự bị mối mọt làm cho hư hỏng.

Những phần kiến trúc của ngôi biệt thự mà người Pháp thiết kế phần lớn vẫn còn được giữ lại nguyên bản, nhưng nhiều hạng mục đang xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trên nóc của ngôi biệt thự Pháp cổ này, mái ngói có những chỗ đã bị vỡ lởm chởm được người dân “vá” tạm bằng những mảnh nilon, hễ có mưa là nước chảy xuống các phòng. Phần khung gỗ của mái ngói nhiều chỗ bị mối mọt làm cho hư hỏng khá nhiều. Khoảng trống trên nóc tòa nhà được người dân tận dụng làm nơi nuôi nhốt gà, khiến không gian nơi đây vốn đang xuống cấp lại trở lên nhếch nhác thêm.

Cận cảnh cuộc sống thấp thỏm trong những biệt thự Pháp cổ ảnh 20

Bà Hiếu cho biết thêm: "Cách đây khoảng 10 năm, 1 mảng bê tông mái hiên chỗ cầu thang này đổ sập xuống. May sao mái hiện lại vướng vào những mớ dây điện và lúc đó không có người qua lại nên không ai bị thương".

“Mới đây nghe thấy vụ ngôi biệt thự tại số 107 Trần Hưng Đạo đổ sập làm chết người, chúng tôi ở đây cảm thấy hoang mang lắm. Biệt thự này có lẽ phải đợi đến lúc xảy ra chết người họ mới vào cuộc. Bố tôi mấy năm trước cứ bắt tôi bỏ tiền ra mua căn phòng này, nhưng phần vì không có tiền, phần vì tòa nhà này sập đến nơi thì mua làm gì. Thế nên gia đình tôi vẫn cứ thuê ở từ đó đến nay” – bà Hiếu nói thêm.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.