Chủ tịch Hà Nội: Có thể dùng xe cứu hỏa cấp nước sạch cho dân

Nhu cầu nước sạch trên địa bàn Hà Nội ngày một tăng cao, nhất là vào dịp hè
Nhu cầu nước sạch trên địa bàn Hà Nội ngày một tăng cao, nhất là vào dịp hè
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị cấp nước sạch không để nơi nào thiếu nước kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Trường hợp mất nước, chưa khắc phục ngay thì dùng phương án cấp nước lưu động, nếu xe téc không đủ có thể dùng xe cứu hỏa.

Ngày 14/5, tại buổi việc về tình hình cung cấp nước sinh hoạt trong mùa hè với Công ty nước sạch Hà Nội và các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu không để xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, hiện nhu cầu nước sạch trên địa bàn dao động khoảng 900.000 m3/ngày đêm, trong đó Công ty nước sạch Hà Nội cung cấp khoảng 585.000 - 620.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước sạch sông Đà 220.000-240.000 m3/ngày đêm, còn lại là của nhà máy nước sạch Sơn Tây, Hà Đông.

Nguồn nước ngầm đang có xu hướng giảm từ 1-2% mỗi năm, trong khi dự báo nhu cầu nước sạch trong năm nay tăng từ 5-7%, tương ứng với lượng nước thiếu hụt của toàn thành phố từ 40.000-60.000 m3/ngày đêm.

“Tình hình cung cấp nước sạch được đánh giá rất khó khăn. Do vậy, ngoài việc vận hành tối đa các nhà máy nước, chúng tôi còn tuyên truyền đề nghị nhân dân sử dụng tiết kiệm”, ông Dục nói.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian tới, Sở Xây dựng đang cùng các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây đựng nhà máy nước sạch sông Hồng.

Đặc biệt, đến giữa năm 2016, dự kiến sẽ hoàn thành tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2. Đối với khu vực được dự báo trước sẽ được cấp nước sạch theo giờ.

Tổng Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội Nguyễn Bảo Vinh cho biết, từ giữa tháng 4 đến nay, trên địa bàn xảy ra một số khu vực thiếu nước.

Bằng biện pháp lắp đặt thêm đường ống, tình trạng thiếu nước cơ bản được khắc phục. Ông Vinh dự báo tình hình xấu nhất trên địa bàn thành phố xảy ra trên 60 điểm thiếu nước.

Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex cho biết, ngoài việc đảm bảo an toàn cho tuyến đường ống nước sạch sông Đà, đơn vị này đã chuẩn bị máy móc với tinh thần “trực chiến” khi xảy ra sự cố. Ông Tốn kiến nghị Hà Nội di dời các cây đè trực tiếp lên đường ống nước sạch sông Đà số 1 ra ngoài để đảm bảo an toàn.

Về đường ống nước sạch sông Đà số 2, ông Tốn cho biết, đến nay đã thu xếp xong nguồn vốn đầu tư, đang thuê khảo sát thiết kế sau đó trình Bộ Xây thẩm tra để thực hiện các bước tiếp theo. Dự kiến vào cuối tháng 8, Vinaconex khởi công đường dẫn nước sạch sông Đà số 2 và vào khoảng giữa năm 2016 mới hoàn thành.

Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá đường ống nước sạch sông Đà số 2 là công trình cấp bách. Do vậy, các đơn vị liên quan phải làm thật nhanh mới đảm bảo nhu cầu nước sạch cho nhân dân Thủ đô.

“Trong tháng 5, Vinaconex phải báo cáo thành phố tiến độ tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2. Phải tập trung bằng mọi biện pháp để đủ nước cho bà con, không để thiếu nước cục bộ kéo dài”, ông Thảo nói.

Theo ông Thảo thời điểm này mới là đầu mùa hè, nhu cầu sử dụng nước của nhân dân Thủ đô chưa tới đỉnh điểm. Do vậy, mục tiêu quan trọng nhất thời gian tới là không để nơi nào thiếu nước kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.

Ông Thảo yêu cầu các đơn vị rà soát lại hệ thống trạm bơm, đường dẫn, phân phối nước sạch đến các hộ dân. Đặc biệt, khi đường ống nước sạch xảy ra sự cố phải có biện pháp khắc phục ngay.

“Phải bám sát các khu vực có nguy cơ thiếu nước để đưa ra phản ứng kịp thời cung cấp nước sạch cho dân. Trong trường hợp xảy ra sự cố nhưng chưa khắc phục ngay được phải sử dụng phương án cấp nước lưu động, nếu xe téc không đủ, có thể chủ động dùng xe cứu hỏa”, ông Thảo đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.