Người Hà Nội mua giống nho Pháp để lấy bóng râm

Cây nho Pháp mới giâm cành đã cho quả. Ảnh: Phan Nguyễn
Cây nho Pháp mới giâm cành đã cho quả. Ảnh: Phan Nguyễn
Mới du nhập vào Việt Nam song giống nho Pháp đã được nhiều người mua về trồng do cây dễ chăm sóc, nhanh ra quả.

Các giống nho truyền thống có tại Việt Nam, sau khi trồng phải 3-4 năm mới ra quả. Trong khi đó, nho Pháp, nếu chăm sóc tốt, chỉ mất một năm. Thường loại này ra quả quanh năm, nhưng rộ nhất vào mùa xuân, đến hè là quả chín. Cây ít sâu bệnh, leo giàn nhanh, có khả năng tạo bóng râm tốt nên được nhiều người lựa chọn trồng trong mùa hè năm nay.

Chị Nguyễn Thị Phan (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ một cửa hàng buôn các loại cây giống cho biết, chị mới rao bán cây trên mạng Internet nhưng đã có nhiều người đặt mua. Mỗi cây có giá 60.000 đồng. Lô hàng đầu tiên hơn 100 chậu chị lấy về chỉ bán 2 ngày đã hết sạch. Nhiều khách muốn mua phải đặt cọc chờ đến lô hàng sau.

Anh Phạm Minh Đức (Lê Trọng Tấn, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, anh thường nhập nho Pháp từ các nhà vườn bên Hưng Yên về bán lẻ. "Giống cây này mới nhập về cách đây khoảng 1 tháng nhưng khá nhiều người chuộng, cây con bán đắt như tôm tươi", anh nói.

Theo anh Đức, giá bán sẽ tùy thuộc vào chiều cao của cây. Nếu mua với số lượng từ 30 cây trở lên, loại cao 35-40 cm là 35.000 đồng một cây, 20-25 cm khoảng 30.000 đồng. Giá bán cho người mua lẻ là 55.000-60.000 đồng.

Cũng theo chủ cửa hàng cây giống, nho Pháp rất dễ chăm sóc, lại nhanh ra quả, nhất là loại chiết ghép. Hơn nữa, so với các loại cây vừa trồng làm cảnh, vừa có thể cho thu hoạch quả hiện nay, cây giống này có giá khá "mềm".

Cây nho cũng tiết kiệm diện tích. Chỉ cần trồng trong chậu đất tưới nước thường xuyên, cây sẽ phát triển tốt và leo lên giàn. Được trồng theo phương pháp giâm cành, không phải gieo hạt nên tỷ lệ sống của cây lên tới 99%.

Hơn nữa, giống cây này rất thích hợp với khí hậu cũng như thổ nhưỡng của Việt Nam. Các giống nho trong nước chủ yếu chỉ phù hợp với khí hậu ở các tỉnh Ninh Thuân, Bình Thuận, nhưng riêng loại này sức chống chịu tốt nên khả năng thích nghi với nhiều loại đất.

Theo ý kiến của chủ cửa hàng, cây có sức chống chịu tốt, chất lượng quả ngon hơn nhiều so với nho thường nên người mua ưa chuộng. Đặc biệt, loại nho này phải 50 năm sau mới cỗi nên chơi được lâu mà vẫn cho quả bình thường.

Khác với nho xanh Ninh Thuận thường có vị ngọt đậm, quả hình bầu dục, nho Pháp có quả tròn, sai quả và ăn có vị rôn rốt chua, giòn.

Chị Đào Mai Anh (Khâm Thiên, Hà Nội) chia sẻ, nhà chị ở hướng Tây nên đến buổi chiều nắng rọi vào tận nhà. Trước kia, chị cũng mắc giàn bầu để chống nắng nhưng hết mùa lại phải trồng cây mới. Thấy trên mạng Internet quảng cáo loại nho Pháp leo giàn, chị liền đặt mua 2 cây để trồng hai bên hành lang thay thế giàn bầu trước kia. Cây được trồng gần một tháng nay, phát triển bình thường, lá xanh mướt rất đẹp.

Chị Lâm (Hà Nội) cũng nói, chị rất thích ăn nho. Thấy người bán quảng cáo giống nho Pháp dễ trồng, nhanh ra quả nên chị cũng mua về trồng thử. Dù mới cao cao 50 cm nhưng cây đã có quả. Theo chị Lâm, đặc điểm nói trên làm cho giống nho này khác biệt so với các giống thường. Do đó, chị khá hào hứng khi mua cây giống.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.