Hàng nghìn tỷ đồng chi cho dịch vụ công ích:

Tăng cường giám sát để ngăn chặn tiêu cực

Cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công ích để tiết kiệm ngân sách. Ảnh: Minh Tuấn.
Cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công ích để tiết kiệm ngân sách. Ảnh: Minh Tuấn.
TP - Mỗi năm Hà Nội dành trên 4.000 tỷ đồng ngân sách cho dịch vụ công ích. Bên cạnh việc đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng các thành phần kinh tế tham gia, Sở Xây dựng cho biết đang tăng cường các biện pháp để ngăn chặn tiêu cực nảy sinh từ cơ chế “xin-cho”.

Đấu thầu tiết kiệm tới 25% chi phí

Đại diện Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị cho biết, từ năm 2014 đến nay, công tác xã hội hóa dịch vụ công ích đã được cải thiện. Năm 2008 chỉ có 14 đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ công ích, đến nay đã có 41 đơn vị tham gia cung ứng các lĩnh vực dịch vụ công ích. Nhiều hạng mục dịch vụ công ích thuộc các lĩnh vực duy trì vệ sinh môi trường, thoát nước, công viên cây xanh đang được xã hội hóa với tỷ lệ vốn giao cho các doanh nghiệp ngày càng tăng. Năm 2015 giá trị xã hội hóa chiếm 31,60% giá trị thực hiện (tăng 7,5% so với năm 2014).

Nhiều hạng mục dịch vụ công ích  thuộc các lĩnh vực duy trì vệ sinh môi trường, thoát nước, công viên cây xanh đang được xã hội hóa với tỷ lệ vốn giao cho các doanh nghiệp ngày càng tăng. Năm 2015 giá trị xã hội hóa chiếm 31,60% giá trị thực hiện (tăng 7,5% so với năm 2014).

Tuy nhiên, do việc phân chia địa bàn duy trì nhỏ lẻ, xen kẽ nhau, đặc biệt là địa bàn giáp ranh; công tác duy trì theo tuyến bị phân mảnh dẫn đến khó khăn trong giám sát, chất lượng dịch vụ, lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ công ích chưa có tính cạnh tranh cao khi chủ yếu vẫn lựa chọn bằng phương thức đặt hàng. “Việc chuyển cơ bản từ cơ chế đặt hàng sang cơ chế đấu thầu là cần thiết đảm bảo tuân thủ quy định của Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013, đồng thời khắc phục được các hạn chế trong công tác quản lý, giám sát khi thực hiện theo cơ chế đặt hàng vốn đã duy trì quá lâu”, Sở Xây dựng cho hay.

Trong năm 2014 và đầu năm 2015, Sở Xây dựng chỉ đạo thực hiện đấu thầu và đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu đối với 15 gói thầu duy trì công ích các lĩnh vực: môi trường, thoát nước, cây xanh, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, tiết kiệm được từ 10-25% kinh phí so với đặt hàng. Thông qua công tác đấu thầu, địa bàn duy trì phần nào đã được sắp xếp, tổ chức hợp lý, từ đó dẫn đến chất lượng duy trì đồng nhất đồng thời khuyến khích các đơn vị cải tiến phương pháp quản lý, sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng xuất lao động và chất lượng dịch vụ. Sở Xây dựng đã hoàn thành xây dựng danh mục, kế hoạch đấu thầu dịch vụ công ích trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai từ đầu năm 2016.

Làm gì để ngăn chặn tiêu cực?

Trao đổi với PV Tiền Phong về các biện pháp ngăn chặn tiêu cực khi cơ chế đặt hàng nặng “xin-cho” vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, đại diện Ban Duy tu cho biết đang tập trung chủ yếu vào việc nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của cán bộ được giao nhiệm vụ. Tăng cường công tác giám sát nội bộ, giám sát chéo, giám sát đột xuất hoặc phối hợp với nhân dân, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý chuyên ngành để giám sát quá trình thực hiện.

Sở Xây dựng đang tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý như: lắp đặt hệ thống camera giám sát, truyền dữ liệu trực tiếp; cương quyết loại bỏ những doanh nghiệp có vi phạm hoặc chất lượng cung ứng dịch vụ không đạt yêu cầu.

Sở Xây dựng thừa nhận, khó khăn lớn trong nâng cao chất lượng dịch vụ công ích đó chính là công tác cổ phần hóa các công ty TNHH MTV hiện nay còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ yêu cầu, trong khi hiện nay các đơn vị này là các đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ công và được giao quản lý toàn bộ tài sản nhà nước sau đầu tư công phục vụ lợi ích công cộng, đồng thời có bộ máy cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả so với tiềm lực hiện có…

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.