Các thủ đoạn thôi miên lừa đảo, cướp tài sản

Người thanh niên mua vàng tại tiệm vàng Tín Huy được camera ghi lại. Ảnh: Thanh Niên
Người thanh niên mua vàng tại tiệm vàng Tín Huy được camera ghi lại. Ảnh: Thanh Niên
TPO – Phần lớn bị hại của nạn thôi miên, lừa đảo, cướp tài sản đều không hiểu vì sao mà mình lại tự nguyện đưa tiền, vàng, trang sức ... cho các đối tượng lạ mặt.

 > Chưa có tung tích kẻ cướp tiệm vàng ở Quảng Ngãi

Người thanh niên mua vàng tại tiệm vàng Tín Huy được camera ghi lại. Ảnh: Thanh Niên
Người thanh niên mua vàng tại tiệm vàng Tín Huy được camera ghi lại. Ảnh: Thanh Niên.

Mới đây, ngày 21 - 10, tại Quảng Ngãi xảy ra một vụ thôi miên cướp tiệm vàng chấn động. Giữa ban ngày, một thanh niên đã dùng thuật thôi miên lấy đi khoảng 100 cây vàng cùng 1,3 tỷ đồng trong két sắt của tiệm vàng Tín Huy (tổ dân phố số 1, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Ước tính tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng.

"Anh ta đưa cọc tiền, tôi thối lại, rồi hỏi có tiền lẻ không đổi cho một ít, bỗng lúc đó tay chân tôi rã rời, đầu choáng váng và cứ làm theo yêu cầu của tên này", chủ tiệm vàng Tín Huy vừa bị mất 100 cây vàng và hơn một tỷ đồng kể lại.

Theo các hình ảnh ghi lại từ camera, chị Thúy lần lượt cho vàng và nữ trang vào túi rồi đưa thanh niên kia, không hề có hành động trấn áp, hay xô xát giữa hai bên. Theo nhận định của cơ quan chức năng, lợi dụng lúc chị Thuý đứng bán hàng một mình, đối tượng này vào vờ mua vàng để dùng thuật thôi miên hoặc đánh thuốc mê, lấy tài sản rồi tẩu thoát. Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được hung thủ gây án.

Cũng giống như chị Thuý, một ngày cuối tháng 5 - 2011, C. (sinh viên năm 4, khoa Công tác xã hội, trường Đại học KHXH&NV TPHCM) đang ngồi học bài trong phòng thì có một người phụ nữ trạc 30 tuổi bước vào phòng, bắt chuyện liên hồi. Sau đó, người phụ nữ nắm lấy tay, vỗ lên vai của C. rồi bảo mang ra cho cô ta toàn bộ tài sản gồm một laptop và 4,5 triệu đồng tiền mặt.

Sau khi lấy xong, người phụ nữ ung dung đi ra khỏi phòng và biến mất. C. ngẩn ngơ người đến cả buổi thì mới tỉnh lại. “Lúc đó không hiểu tại sao em đưa tiền cho bà ấy nữa, chỉ nhớ bà ta nắm lấy tay, sờ vai em. Sau khi tỉnh dậy, em mới biết mình bị mất tài sản”. - C. cho biết.

Trước đó, khoảng nửa cuối tháng 3 - 2011, Công an TP Đông Hà - Quảng Trị tiếp nhận đơn trình báo của một phụ nữ về việc chị mất hơn 22 triệu đồng do "bị thôi miên".

Chị H., nhân viên cửa hàng ĐTDĐ Hồng Ngọc, số 10 Hùng Vương, TP Đông Hà) trình báo, chiều tối 16-3, có ba người khách nước ngoài vào cửa hàng hỏi mua điện thoại. Những người này xem một lúc rồi đột ngột bỏ đi. Sau ít phút, chị H. nghi ngờ, kiểm tra ngăn kéo để tiền thì phát hiện hơn 22 triệu đồng đã “bốc hơi”.

Khác với các trường hợp trên, nhiều người chỉ vì trót tin người, uống một cốc nước, hay vì muốn nhận hàng, sản phẩm khuyến mại mà phải trả giá bằng tài sản của mình, thậm chí là cả mạng sống.

Buổi sáng ngày 7 – 4 - 2011, thấy chị M. (quê Kiên Giang; ở trọ tại phường An Phú, thị xã Thuận An - Bình Dương) đeo nhiều vòng vàng, Bùi Thị Thu (SN 1983) giả vờ vào phòng trọ xin uống nước, sau đó đưa ra một gói cà phê bột hai trong một, bảo là hàng siêu thị đang trong đợt khuyến mãi trúng thưởng.

Thu yêu cầu chị M. mở ra xem có trúng thưởng không, chị M. mở gói cà phê, bên trong có một mẩu giấy nhỏ ghi “chúc may mắn, bạn trúng một chiếc máy ảnh”. Thu nói đủ thứ chuyện làm cho chị M. mất tập trung.

Sau đó, Thu mời chị M. lên siêu thị lãnh thưởng và yêu cầu chị tạm ứng 500.000 đồng để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Chị M. không có tiền, Thu yêu cầu chị đưa hai chiếc nhẫn trên tay để làm tin. Chị M. lột hai chiếc nhẫn đưa cho Thu. Một lúc sau, chị M. lờ đờ, người mệt lử. Đồng bọn Thu ở bên ngoài ập vào lột sạch dây chuyền, vòng vàng trên tay chị rồi tẩu thoát.

Ngày 16-3, hai phụ nữ vào nhà của ông K. 79 tuổi, ngụ xã Phú Lâm, huyện Tân Phú, Đồng Nai xưng là nhân viên của một tổ chức từ thiện quốc tế và yêu cầu ông cào thẻ may mắn, sau đó cho biết ông đã trúng gần nửa tỉ đồng.

Để nhận được số tiền thưởng này, ông K. phải mang tài sản của mình ra để họ giám định nhằm thông báo cho tổ chức từ thiện quốc tế biết. Ông K. mang ra 20 triệu đồng và năm chỉ vàng. Thừa lúc ông K. mất tập trung, hai phụ nữ này đã cuỗm mất số tài sản nói trên.

Cùng ngày, với thủ đoạn tương tự, hai người này cũng đã lấy của ông H. 77 tuổi, ngụ xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú, một dây chuyền, 4 nhẫn vàng 24 K và 10 triệu đồng.

Trước đó, từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2010, trên địa bàn sáu tỉnh Tây Ninh, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đắc Lắc, Long An, liên tiếp xảy ra tám vụ án giết người, cướp tài sản.

Qua nghiên cứu thủ đoạn các vụ cướp cho thấy, đối tượng gây án luôn sử dụng thủ đoạn làm quen với những người tu hành trông coi tại các am, miếu, chùa bằng cách đề nghị được cúng tiến, công đức, tạo niềm tin.

Sau đó lợi dụng khi những người tu hành không để ý, đối tượng bỏ thuốc mê, thuốc trừ sâu vào các loại nước uống, mời bị hại uống, lục soát cướp tài sản rồi tẩu thoát.

Sau khi bị bắt giữ, CQĐT xác định Ngừng đã liên tiếp gây ra các vụ cướp tài sản ở sáu tỉnh, thành phố, làm ba người chết, tổng tài sản Ngừng cướp được gần 150 triệu đồng.

Nghi can Nguyễn Thị Bé tại cơ quan điều tra. Ảnh: Thiên Phước/ VNE
Nghi can Nguyễn Thị Bé tại cơ quan điều tra. Ảnh: Thiên Phước/ VNE.

Mới ngày hôm qua, 22-10, Công an Cần Thơ bắt quả tang bà Nguyễn Thị Bé (51 tuổi, trú quận Ninh Kiều), Phó giám đốc Cty TNHH Bảo vệ Tây Cửu Long ở Sóc Trăng, gây mê cướp tài sản.

Công an tạm giữ trên 2,3 triệu đồng, bốn nhẫn vàng, hai lọ thuốc tây và nhiều tang vật tại nhà trọ Phương Thành, ở quận Ninh Kiều. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Ng. (56 tuổi, ngụ tại Hậu Giang), làm nghề bán vé số.

Theo đó, ngày 22-10, hai người hẹn gặp uống cà phê rồi vào nhà trọ Phương Thành tâm sự. Bà Bé bỏ hai viên thuốc mê vào lon bia của ông Ng, khiến ông mê man. Khi bà Bé lục lọi người ông Ng. để lấy tài sản thì bị các trinh sát ập vào bắt quả tang. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, bà Bé đã gây ra 30 vụ gây mê cướp tài sản thời gian qua, trong đó có một nạn nhân tử vong…

Trường Phong
Tổng hợp

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.