Chỉ đạo xử lý vụ lâm tặc phá nát rừng Ngọc Hồi

Cây cóc đá cỡ hai người ôm bị đốn hạ.
Cây cóc đá cỡ hai người ôm bị đốn hạ.
TP - Từ vụ “Lâm tặc xuyên đường “chân trời” phá nát rừng Ngọc Hồi” mà Tiền Phong phản ánh, ngày 17/4, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Ngọc Hồi cùng đơn vị chức năng xác minh, báo cáo kết quả kiểm tra lên UBND tỉnh Kon Tum.

Trước đó, ngày 8/4, báo Tiền Phong có bài phản ánh: Cứ khoảng 8h hàng ngày, từ con đường NT18 (thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi) lâm tặc đi xe máy độ chế thành từng nhóm vượt đường núi khoảng 7km, kéo vào tàn phá rừng ở xã Đắk Xú giáp ranh với xã Đắk Nông (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum). Chỉ riêng vạt rừng ở xã Đắk Xú trong hơn 1 tháng qua đã có hơn 300 cây cóc đá, loại đường kính 80cm trở lên bị đốn hạ.

Theo người dân, cách đó khoảng 4km là xã Đắk Nông, nơi lâm tặc đang khai thác gỗ bằng lăng, cứ khoảng 2 tháng lại có một lâm tặc bỏ mạng, nên đoạn đường này được gọi là đường“chân trời”. Sau khi khai thác, lâm tặc sẽ tập kết gỗ tại nhiều khoảnh đất trống cạnh bãi khai thác đá của công ty TNHH Đổi Mới (thôn Nông Nhầy 2, xã Đắk Nông), rồi các đầu nậu đến bốc gỗ chở đi.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.