Điểm giống 'lạ lùng' hai vụ oan sai động trời ở Bắc Giang

Ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long.
Ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long.
TPO - Trong hai vụ án oan, đại diện VKS giữ quyền công tố và thẩm phán xét xử đều cùng một người. Ngoài ra, có nhiều điểm giống nhau đáng chú ý trong hai vụ án.  

Hai người đều ở Bắc Giang nhưng khác huyện. Ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961) ở huyện Việt Yên còn ông Hàn Đức Long (SN 1959) thì ở huyện Tân Yên. Hai người ở cách nhà nhau khoảng 20km .

Trong cả hai vụ án, hai ông đều không phải là đối tượng tình nghi ban đầu. Ông Chấn bị bắt sau 15 ngày còn ông Long thì tận 4 tháng sau khi bị người có mâu thuẫn tố giác.

Tại CQĐT, cả hai ông đều tự viết đơn thú nhận hành vi phạm tội của mình. Cả hai đều được cho viết thư về gia đình và đều thừa nhận hành vi phạm tội trong thư.

Đặc biệt, cả hai vụ án đều không có nhân chứng, vật chứng. Căn cứ kết tội chính đều dựa vào lời khai nhận tội của bị cáo tại CQĐT. Cả hai đều được vẽ lại sơ đồ sơ đồ gây án, thực nghiệm hiện trường.

Tại các phiên tòa, hai ông đều kêu oan và cho rằng mình bị bức cung, dùng nhục hình nên buộc phải khai nhận như những gì điều tra viên yêu cầu. Tuy nhiên, tòa đã bác những ý kiến trên.

Ngoài ra, cả hai vụ án đều do Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Bắc Giang điều tra. Kiểm sát viên VKSND Bắc Giang là ông Đặng Thế Vinh, cùng được xử bởi Thẩm phán TAND tỉnh Bắc Giang là ông Nguyễn Minh Năng.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Giữa tháng 8.2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại nhà riêng ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Công an xác định ông Chấn (SN 1961, hàng xóm với nạn nhân) là thủ phạm.

Ông Chấn sau đó, do có bố đẻ là liệt sỹ, nên bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên án tù chung thân vì giết người "có tính chất côn đồ". Đơn kêu oan của ông Chấn không được TAND Tối cao chấp nhận trong phiên phúc thẩm mở tháng 7.2004 do ông Phạm Tuấn Chiêm làm chủ tọa.

Trong 10 năm đi tù, ông Chấn liên tục gửi đơn kêu oan, ở bên ngoài vợ ông cũng ròng rã "gõ cửa" nhiều cơ quan công quyền và cho rằng thủ phạm thực sự của vụ án là người cùng làng tên Lý Nguyễn Chung. Tháng 7.2013, xem xét đơn của bà, Cục điều tra VKSND Tối cao vào cuộc.

Hai ngày sau khi được VKSND Tối cao tạm tha về nhà sau 10 năm bị bắt, ngày 6.11.2013, TAND Tối cao trong phiên tái thẩm đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người với mức phạt tù chung thân. Sau đó, hung thủ của vụ án là Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, nhận đã giết chị Hoan để cướp 2 chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng rồi bỏ trốn. Lý Nguyễn Chung bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt tổng cộng 12 năm tù tội Giết người và Cướp tài sản.

*Vụ án oan của Hàn Đức Long (SN 1959, trú tại xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang): Bắt nguồn từ việc cháu Nguyễn Thị Y (SN 2000) bị chết dưới mương nước thuộc cánh đồng thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn vào chiều tối 26.6.2005. Cơ quan điều tra (CQĐT) vào cuộc, xác định nạn nhân đã bị hiếp dâm và chết do ngạt nước.

Sau gần 4 tháng điều tra mà không có kết quả, Công an Bắc Giang đã “phát động nhân dân tố cáo tội phạm”. Đến tháng 10.2005, xuất hiện đơn tố cáo của bà K và chị N (hai mẹ con) về việc từng bị Long hiếp dâm. Bị Công an triệu tập đến làm việc, Long nhận hiếp dâm hai mẹ con bà K nên đã bị CA tỉnh Bắc Giang khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hiếp dâm”. Trong quá trình bị tạm giam, ông Long bất ngờ có “đơn tự thú” về hành vi hiếp dâm và giết cháu Y.

Từ năm 2007 đến 2011, qua 4 phiên tòa, ông Long bị TAND tỉnh Bắc Giang và TAND Tối cao tuyên phạm tội Hiếp dâm, Hiếp dâm trẻ em và Giết người, hình phạt chung là tử hình. Suốt thời gian này, ông Long liên tục kêu oan, nói do bị ép buộc nên thời điểm bị triệu tập mới nhận tội.

Năm 2014, hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã xét xử giám đốc thẩm lần hai, tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm lần hai và phúc thẩm lần hai đối với bị án Hàn Đức Long để yêu cầu điều tra làm rõ nhiều vấn đề còn mâu thuẫn của vụ án.

Giữa năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang trong kết luận điều tra bổ sung vẫn tiếp tục đề nghị truy tố ông Long vì cho rằng đủ căn cứ kết tội.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.