Tình trạng phá rừng ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa)

Không hoàn toàn như VTV24 phản ánh

Nhiều diện tích rừng trồng sau thu hoạch ở xã Phú Sơn đã được trồng cây keo.
Nhiều diện tích rừng trồng sau thu hoạch ở xã Phú Sơn đã được trồng cây keo.
TPO - Ngày 18/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết vừa có báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh việc phản ánh về tình trạng phá rừng, vận chuyển gỗ... ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia (do chuyển động 24h – VTV24 thực hiện) có nhiều nội dung không đúng với thực tế.

Cụ thể, đối với phóng sự phát sóng ngày 26/4/2017, phản ánh tình trạng phá rừng tại xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia là có cơ sở. Tuy nhiên, việc phát xâm lấn diễn ra ở quy mô nhỏ và chính các hộ gia đình phát rừng của gia đình mình đã được Nhà nước giao, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Hành vi vi phạm, đã được UBND xã Phú Sơn, kiểm lâm địa bàn phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Và mục đích của việc phát, xâm lấn vào đất lâm nghiệp là nhằm lấy đất trồng rừng (keo), không vì mục đích lấy gỗ, củi hay bất cứ mục đích nào khác. Một số hộ tự ý đưa máy san ủi, làm đường xuyên qua các lô rừng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, việc làm đường là hết sức cần thiết và phù hợp với quy định hiện hành, không làm đường vì mục đích chuyển lâm sản khai thác trái phép.

Đoàn kiểm tra cũng xác minh là không có việc phá rừng, chiếm đất, sau đó ép chủ rừng bán lại rừng và đất rừng với giá rẻ mạt. Trên địa bàn không có các ổ nhóm, đường dây khai thác rừng, phá rừng và tiêu thụ lâm sản trái phép. Lâm sản đưa vào tiêu thụ, chế biến có nguồn gốc chủ yếu từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu, thân, cành các loài cây bản địa mọc trên rừng trồng và củi tận dụng từ việc phát dọn thực bì trồng rừng.

Về nội dung nhân dân gửi hàng trăm lá đơn kêu cứu nhưng UBND xã Phú Sơn không giải quyết. Việc này, theo xác mình thì từ ngày 9-20/12/2016, UBND xã Phú Sơn nhận được 23 đơn của 13 hộ gia đình, phản ánh về tình trạng phát lấn rừng trồng cây và làm đường xuyên qua các lô rừng của các hộ. Sau khi nhận được đơn, UBND xã đã tổ chức lực lượng phối hợp kiểm tra đình chỉ và xử lý các trường hợp vi phạm; đồng thời, tiến hành hội nghị đối thoại với các hộ 2 lần. Quá trình giải quyết UBND xã Phú Sơn chưa giải quyết triệt để, chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu.

Trước đó, vào các ngày 26/4 và 23/5/2017, Chuyển động 24h (VTV24), Đài Truyền hình Việt Nam phát phóng sự phản ánh tình trạng các đối tượng làm đường trái phép trên đất lâm nghiệp, phá rừng, vận chuyển gỗ, củi có nguồn gốc từ rừng tự nhiên tái sinh, mỗi ngày có hàng trăm mét khối gỗ, củi bị đốn hạ tại rừng tự nhiên được đưa ra khỏi rừng thuộc xã Phú Sơn; nguy cơ xóa sổ hàng nghìn hec ta rừng tái sinh tự nhiên.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.