Lừa đảo gia tăng

Bị cáo Nguyễn Hồng Minh (SN 1971, ở Cầu Giấy, Hà Nội) vừa bị TAND TP Hà Nội xét xử về hành vi lừa đảo
Bị cáo Nguyễn Hồng Minh (SN 1971, ở Cầu Giấy, Hà Nội) vừa bị TAND TP Hà Nội xét xử về hành vi lừa đảo
TP - Thời gian qua, TAND TP Hà Nội xét xử hàng chục vụ lừa đảo với đủ chiêu trò khác nhau. Các đối tượng lừa đảo cũng như số người bị hại gia tăng, có nhiều ý kiến khác nhau về hiện tượng này...

> Siêu lừa đổi đống giấy lộn lấy cả chục tỷ đồng

Theo ghi nhận của các cơ quan tố tụng, cũng như thực tiễn xét xử, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có dấu hiệu gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong đó, lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản và xuất khẩu lao động chiếm phần lớn.

Ở lĩnh vực bất động sản, các đối tượng lừa đảo thường mở các Cty tài chính hoặc kinh doanh lĩnh vực bất động sản, như môi giới, tư vấn đầu tư xây dựng...

Sau khi có pháp nhân, hoặc mạo danh có pháp nhân, các đối tượng sử dụng giấy tờ giả để huy động vốn đầu tư, lập phương án kinh doanh, dự án ảo, hoặc dùng sổ đỏ của các bị hại đem thế chấp ngân hàng rồi...xù.

Đơn cử, vụ Nguyễn Hồng Minh (SN 1971, trú ở phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) vừa bị TAND TP Hà Nội xét xử.

Theo cáo buộc, trong khoảng thời gian từ tháng 4-2009 đến tháng 3-2010, Minh mạo danh là nhân viên Tổng Cty đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD, Bộ Xây dựng), bản thân có tiêu chuẩn và có khả năng mua được nhiều suất đất giá rẻ thuộc dự án khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức) và một khu chung cư thuộc địa phận Văn Quán (quận Hà Đông).

Để các bị hại tin tưởng, Minh dùng các phiếu thu tiền giả có tên Minh đã đóng tiền đặt cọc các lô đất trên, có xác nhận bằng dấu đỏ của HUD.

Bên cạnh đó, với bộ hồ sơ giả về ngôi biệt thự ở khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) do HUD làm chủ dự án, Minh đã lừa đảo 16 bị hại, chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng.

Một trường hợp khác, cựu Giám đốc Cty Kinh doanh nhà đất Nghiêm Thị Viết (SN 1967, ở Đông Anh, Hà Nội), do làm ăn thua lỗ nên đã lợi dụng các mối quan hệ làm ăn cũ để lừa đảo.

Viết sử dụng sổ đỏ của gia đình ông Trần Công Sơn – bà Trần Thị Ngọc (ở Tây Hồ, Hà Nội), làm giả nội dung chuyển nhượng cho Viết.

Từ giấy chuyển nhượng giả này, Viết làm giả nhiều hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt hơn 9 tỷ đồng. Trong lĩnh vực XKLĐ, các đối tượng thường nhằm vào lòng tham của các bị hại, vẽ lên các dự án XKLĐ với mức lương hậu hĩnh để lừa đảo.

Về căn nguyên gia tăng tội phạm lừa đảo, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, nhóm đối tượng đã đánh được vào lòng tham của các bị hại. Trên cơ sở thiếu hiểu biết pháp luật, nhiều bị hại đã bị qua mặt.

Bên cạnh đó, theo thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Phó Chánh toà Hình sự, TAND TP Hà Nội), sự lỏng lẻo trong quản lý và một số cơ chế mở đã vô tình trở thành nguyên nhân nảy sinh kẽ hở, bị tội phạm lừa đảo lợi dụng.

“Quá dễ dàng thành lập một Cty, dựng lên một người đứng đầu, rồi hậu kiểm lỏng lẻo đã tạo kẽ hở cho các đối tượng lừa đảo tận dụng” – ông Văn nói.

Ở góc độ khác, luật sư Đỗ Viết Hải – Trưởng Văn phòng luật sư Sự Thật (Hà Nội) lại cho rằng, một trong những nguyên nhân gia tăng loại tội phạm lừa đảo chính là việc bỏ án phạt tử hình đối với hành vi này.

Dù các đối tượng lừa đảo hàng ngàn tỷ đồng, mức án cao nhất chỉ là tù chung thân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...