Nữ quái Hải Phòng bắt cóc người giữa sân tòa án

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa
Vừa bước khỏi phòng xử án, chị Thương bị một số thanh niên mặt mày bặm trợn ép tới một quán karaoke để tra tấn. Quỳ lạy, van xin không kết quả, chị đành phải gọi điện cho chồng mang tiền đến để chuộc thân...
Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa.

Mất tích khi đi hầu Tòa

Sáng 19/4/2011, chị Vũ Thị Thanh Thương (ở quận Hoàng Mai) - với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - đến Tòa án Hà Nội để tham dự phiên xét xử một đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khi tòa tuyên bố nghỉ trưa, chị Thương lững thững đi bộ rời khỏi phòng xử án. Bỗng chị sững người khi nhận ra một số thanh niên mặt mày bặm trợn, tiến đến bắt ép phải ra ngoài đường nói chuyện.

Chưa kịp định thần, chị tiếp tục bị ấn lên xe máy và bị chở thẳng tới một quán karaoke trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên.

Điều khiển xe ô tô bám sát nhóm “giang hồ” vào thời điểm đó là Phạm Thị Xuân (SN 1967), trú ở phường Lam Sơn, quận Lê Chân, Hải Phòng.

Sau khi bị tống vào một phòng hát tại quán karaoke, chị càng thêm bàng hoàng vì nhận ra “người quen”. Ngay lập tức, chị bị Xuân dùng vỏ chai bia đánh phủ đầu.

Hưởng ứng ngón đòn dằn mặt của Xuân, đám “đầu gấu” bắt giữ chị Thương cũng thay nhau giáng vật cứng vào gióng chân, đầu gối nạn nhân. Không thể chịu đựng được màn tra tấn dã man, người phụ nữ này đã phải quỳ lạy, van xin, nhưng cũng chẳng có kết quả.

Nhận thấy bị hại đã sợ đòn, Xuân liền ép chị Thương phải viết giấy vay nợ 138.000 USD và 280 triệu đồng. Chưa hết, Xuân còn bắt chị Thương phải viết thêm một tờ giấy với nội dụng “chán đời nên tự tử”.

Mục đích của Xuân là nếu phát hiện ra công an thì ả ta sẽ lập tức sai người ném nạn nhân cùng tờ giấy “tự tử” xuống sông. Chuẩn bị xong xuôi, Xuân và đám “giang hồ” bắt chị Thương gọi điện cho chồng mang tiền đến chuộc người.

Theo lời cầu cứu của con tin, 18h50 cùng ngày anh Nguyễn Ngọc Đại (chồng chị Thương) ôm tiền đến điểm hẹn ở gần cây xăng ở đầu đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên để giao nộp cho đám “giang hồ”.

Tuy nhiên, đúng lúc Xuân đang kiểm đếm đống tiền vừa nhận từ tay chồng nạn nhân thì bị lực lượng công an ập đến bắt quả tang. Chị Thương nhờ thế mà đã được giải cứu.

Thành cướp vì sử dụng “luật rừng”

Trong quá trình điều tra, Phạm Thị Xuân được xác định là đang mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo và hiện ả ta còn đang phải điều trị thêm cả bệnh tâm thần. Vì vậy, CQĐT buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ bị can, bắt buộc chữa bệnh đối với “quái nữ” người Hải Phòng.

Mới đây, TAND TP Hà Nội đã tiến hành phiên xét xử đối với các bị cáo đã tham gia phi vụ này cùng với Phạm Thị Xuân là Nguyễn Đức Kính (SN 1950), trú ở phường Hạp Lĩnh; Nguyễn Ngọc Chiến (SN 1967, cán bộ tín dụng một ngân hàng ở Bắc Ninh), trú tại phường Vạn An, cùng TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên và Nguyễn Việt Anh (SN 1977), trú phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.

Tại phiên xét xử, Nguyễn Đức Kính đã khai nhận hành vi phạm tội. Nguyễn Ngọc Chiến cũng thành khẩn về hành vi bắt giữ và cướp tài sản của chị Thương.

Theo đó, năm 2009, đối tượng và Xuân hùn tiền để cho anh Vũ Đức Nam (trú ở quận Ba Đình, Hà Nội) vay 6 tỷ đồng, đầu tư vào một dự án trồng rừng ở Tây Nguyên.

Đến hẹn, Xuân đòi nhiều lần nhưng anh Nam không trả và sau đó anh này trình ra một tờ giấy thể hiện số tiền kia đã được chuyển cho chị Thương.

Tiếp đến, anh Nam sắp xếp một cuộc gặp giữa ba bên và tuyên bố gán món nợ của Xuân cho chị Thương. Thế nhưng chị Thương nhất quyết không chấp nhận sự gán nợ này. Chiến trình bày, chính vì lý do đó nên đối tượng và Xuân mới phải tiến hành cách hồi nợ theo kiểu “luật rừng”.

Mới đây, TAND TP Hà Nội đã tiến hành phiên xét xử đối với các bị cáo: Nguyễn Đức Kính (SN 1950), trú ở phường Hạp Lĩnh; Nguyễn Ngọc Chiến (SN 1967, cán bộ tín dụng một ngân hàng ở Bắc Ninh), trú tại phường Vạn An, cùng TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên và Nguyễn Việt Anh (SN 1977), trú phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.

Sau 1 ngày xét xử, nhận thấy cáo buộc của cơ quan công tố đối với Nguyễn Đức Kính và Nguyễn Ngọc Chiến là có căn cứ, đúng người, đúng tội nên TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt 2 bị cáo này cùng mức 18 năm tù giam theo đúng tội danh bị truy tố.

Riêng Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Việt Anh, HĐXX cho rằng chỉ phạm vào tội “Bắt giữ người trái pháp luật”, do đó chỉ xử phạt cùng mức 5 năm tù .

Theo Nguyên Sơn
Pháp luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.