Phạm Công Danh nộp đơn kháng cáo từ trại tạm giam

Phạm Công Danh vừa nộp đơn kháng cáo từ trại tạm giam. Ảnh: Tân Châu
Phạm Công Danh vừa nộp đơn kháng cáo từ trại tạm giam. Ảnh: Tân Châu
TPO - Từ trại tạm giam, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Chiều nay (26/9), luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM – bảo vệ quyền lợi cho ông Phạm Công Danh) xác nhận với PV Tiền Phong thông tin trên.

Theo luật sư Hoài, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, ông Phạm Công Danh tiếp tục mời ông làm luật sư bảo vệ quyền lợi và ông Hoài đã đồng ý, cũng như hoàn tất các thủ tục tố tụng để tiếp tục bảo vệ cho ông Danh.

Theo luật sư Hoài, cuối tuần qua ông Danh đã nộp đơn kháng cáo với nội dung kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

“Đơn kháng cáo ông Danh gởi cho cán bộ trại giam và hiện đã được chuyển cho TAND TP.HCM” – luật sư Phan Trung Hoài nói.

‘Đại án” VNCB như Tiền phong đã đưa tin, sau hơn 40 ngày xét xử và nghị án, 19 giờ ngày 9/9, phiên tòa xét xử sai phạm xảy ra tại VNCB do ông Phạm Công Danh cùng  35 bị cáo gây thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng kết thúc với bản án đã được tuyên.

Theo bản án sơ thẩm,  ông Phạm Công Danh phải chịu hình phạt 18 năm tù cho tội danh“Cố ý làm trái…” và 20 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hình phạt chung mà ông Danh phải chịu là 30 năm tù.

Cùng bị tuyên án chung vụ là ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) bị tuyên 22 năm tù chung cho hai tội danh như ông Phạm Công Danh. Các bị cáo còn lại lãnh từ 3 năm tù treo cho đến 20 năm tù giam.

Bản án cũng tuyên buộc ông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh bồi hoàn cho VNCB trên 4.000 tỷ đồng.

Bản án sơ thẩm cho rằng, ông Phạm Công Danh đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện các hành vi phạm tội, thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại 63 tỷ đồng; Thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP. HCM gây thiệt hại 581,6 tỷ đồng.

Ông Danh cũng chỉ đạo rút trên 5 nghìn tỷ đồng tại VNCB nhưng không được sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản; Chỉ đạo lập hồ sơ khống cho vay gây thiệt hại 2 nghìn tỷ đồng, thông qua sử dụng pháp nhân của 12 Cty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân, xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5 nghìn tỷ đồng (đã tất toán được 300 tỷ đồng).

Ngoài ra, ông Danh cũng chỉ đạo sử dụng tiền vay trái với phương án và mục đích kinh doanh, chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền là 4,7 nghìn tỷ đồng để trả nợ. Trong đó có số tiền 1,4 nghìn tỷ đồng (trong khoản tiền 4,7 nghìn tỷ đồng)…

Tổng số tiền mà ông Danh với sự tiếp sức của các bị cáo trong vụ án gây thiệt hại là trên 9.000 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.