Vợ trẻ trốn biệt xứ, tố chồng bạo hành

TP - “Hành vi của Tr. là hết sức nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình tôi, hắn liên tục đe dọa đòi mạng sống và là nỗi ám ảnh về tinh thần của cả nhà tôi”. Từ nơi đi trốn ở một tỉnh phía Nam, chị P.N.D. làm đơn kêu cứu khẩn cấp, gửi báo Tiền Phong.

Theo chị D., vào tháng 11/2016, khi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Nha Trang, chị gặp và nảy sinh tình cảm với Lê Hồng Tr., sinh năm 1991, nhà ở xã Vĩnh Ngọc (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa). Khoảng một tháng sau, D. nhận ra bản chất côn đồ của Tr. nên quyết định chia tay. Tr. không đồng ý, dọa sẽ giết cả gia đình D., không để gia đình D. yên ổn làm ăn nếu D. không chịu làm vợ Tr. “Tao từng giết người năm 17 tuổi mà không sợ đi tù thì mày nghĩ tao là người có quyền thế như thế nào?” Chị D. thuật lại lời đe dọa của Tr. Vì quá lo sợ, D. đành phải bấm bụng chịu làm vợ Tr.

Theo chị D., sau khi đám cưới được tổ chức đầu tháng 3/2017, chị D. tiếp tục đi thực tập tốt nghiệp, nhưng Tr. tỏ ra ghen tuông, nhiều lần vô cớ đánh đập D. Mẹ Tr. cũng vào hùa chửi đánh, nhục mạ con dâu mặc cho hàng xóm can ngăn, thậm chí cha Tr. nói đỡ cho con dâu thì cũng bị hai mẹ con Tr. đuổi ra khỏi nhà. Ngày 13/3, chị D. xin ra ngoài chơi, Tr. không đồng ý, rồi kéo quần chị D. xuống và bắt đầu đánh đập tàn nhẫn. “Mặc cho tôi quỳ lạy van xin, khóc than cỡ nào Tr. cũng không dừng tay, còn bảo lần này tao đánh còn nhẹ, lần sau tao liệm mày luôn rồi gửi hòm về tận nhà cho cha mẹ mày”. Chị D. kể trong đơn kêu cứu. Không chịu đựng được cảnh bạo hành, hôm sau chị D. bỏ trốn về nhà, rồi trốn đến nhà một người quen.

Theo mẹ chị D. là bà Trần Thị Lệ H., bữa đó bà thấy trên người con gái bà toàn những vết bầm tím, nhất là ở vùng kín. Gia đình đã chụp ảnh, lưu lại những dấu vết bạo hành đó.

Chị D. bỏ trốn, Tr. đi taxi đến nhà cha mẹ chị D. ở thôn Đồng Xuân (xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) chửi mắng, đạp đổ cả bàn thờ nhà vợ, đòi phải giao D. lại cho Tr. Sau đó vài ngày, chị D. đệ đơn ly hôn ra tòa, nhưng Tr. không chấp nhận. Có lần Tr. trở ra Ninh Thượng, nói xin lỗi và đề nghị chị D. quay lại sống chung, nhưng D. không đồng ý. Từ đó, Tr. thường nhắn tin đe dọa gia đình chị D., điện thoại của chị D. vẫn còn lưu lại.

Vợ trẻ trốn biệt xứ, tố chồng bạo hành ảnh 1 Ông L. bị đánh gãy tay, gãy chân.

Sống trong sợ hãi

“Chiều ngày 8/7, tôi đang cho đàn vịt ăn thì có hai người bịt mặt xông vào đấm đá tôi, một đứa còn xốc người tôi lên rồi ném xuống đất, khiến tay phải và chân phải của tôi bị gãy”, ông L., cha chị D. kể.

Sau khi hành hung ông L., hai kẻ bịt mặt lên xe máy tẩu thoát. Theo ông L., trước khi ông bị hai kẻ bịt mặt đánh, Tr. có xuất hiện ở trại vịt, khi đánh ông L. một trong hai kẻ nói rằng được thuê đánh ông. Trong khi ông L. đang phải nằm điều trị, tối 16/7 kẻ lạ lại vào trại vịt của gia đình ông, bắt một số vịt và đốt gần 20 bao cám nuôi vịt. Phát hiện sự việc, người nhà ông L. chạy ra thì thấy một số người lên xe ô tô 7 chỗ, bỏ đi. Nhưng tai ương vẫn chưa dừng lại với gia đình ông L. Trưa 3/8, có 7 thanh niên đi xe máy mang theo dao, gậy xông vào nhà ông L., đập phá 3 cửa kính, 1 tủ đựng đồ...

Theo ông L., những chuyện bất an, nguy hiểm đến với gia đình ông có nguồn cơn từ khi chị D. quen và kết hôn với Tr. Ông Nguyễn Trọng Hiệp, Trưởng Công an xã Ninh Thượng cũng cho rằng, Tr. đứng sau các vụ việc. Ông khẳng định, gia đình ông L. rất hiền lành, chưa từng có mâu thuẫn với ai trong thôn xóm. Hồ sơ vụ côn đồ đánh ông L. gãy tay, gãy chân, đập phá tài sản nhà ông L. đã được Công an thị xã Ninh Hòa thụ lý.

Theo một cán bộ Công an xã Vĩnh Ngọc, gia đình Tr. có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng Tr. là người không đàng hoàng. Công an cũng đã được cơ sở báo tin về việc chị D. bị Tr. bạo hành. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xử lý đối với Tr., cán bộ công an này chỉ nói rằng Công an xã đang tổ chức thu thập, xác minh thông tin theo chỉ đạo của Công an thành phố Nha Trang.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.