Vụ chiến sĩ công an sử dụng rượu bia xô xát với dân: Xem xét để có hình thức xử lý

Chiến sĩ Tuấn có biểu hiện say rượu. Ảnh cắt từ clip.
Chiến sĩ Tuấn có biểu hiện say rượu. Ảnh cắt từ clip.
TP - Một lãnh đạo Bộ tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an) xác nhận với Tiền Phong, chiến sĩ Phạm Văn Tuấn- nhân vật trong clip xô xát với dân được đăng tải trên mạng xã hội vừa qua là chiến sĩ công tác tại đơn vị. Bộ tư lệnh đang chờ báo cáo từ cấp dưới để có hình thức xử lý, kỷ luật phù hợp.

Tuy nhiên, vị này cũng  khẳng định các thông tin trên mạng là chưa hoàn toàn chính xác.

Mặc quân phục nhưng không có số hiệu

Ngày 14/8, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đang điều tra làm rõ việc một chiến sĩ cảnh sát bị người dân vây đánh. Trước đó, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip ghi lại cảnh nhiều người bao vây một nam thanh niên đi xe máy, mặc áo giống quân phục ngành công an trong chiều 13/8. Theo chủ tài khoản đăng clip thì người bị đánh: “Mặc quân phục công an nhưng không biển tên, không gậy, không giấy tờ chứng minh, đi một mình bắt xe láo ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Lương Ngọc Quyến”.

Trao đổi với phóng viên, một số nhân chứng cho biết nhân vật đeo lon Thượng sĩ công an nói trên đi xe máy mang BKS tỉnh Hưng Yên đã dừng xe, xử lý vi phạm giao thông ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Lương Ngọc Quyến. Bị phản ứng, anh này xô xát với 1 người đi xe máy nên người dân tại đây giữ anh ta lại, báo công an. Một số người dân quá khích đã chửi bới và đánh anh ta khi anh ta chỉ tay, đe dọa đám đông.

Ngược lại, một nguồn tin của Tiền Phong cho rằng, chiến sĩ công an nói trên có uống rượu bia trước khi xảy ra sự việc nhưng không tự ý “lập chốt”. Lúc đó, chiến sĩ này đi xe máy thì va chạm khiến một xe ô tô khác bị xước sau đó đã xin lỗi nhưng người điều khiển ô tô và người dân xung quanh phản ứng, cho rằng chiến sĩ công an không chịu bồi thường nên chửi bới, hành hung.

Cần xử lý sai phạm

Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, người mặc quân phục công an trong clip nói trên là Phạm Văn Tuấn (22 tuổi), công tác trong lực lượng công an. Tại thời điểm xảy ra sự việc, chiến sĩ Tuấn có sử dụng rượu bia. Công an phường Hàng Buồm sau đó đã giải tán đám đông, đưa anh Tuấn về trụ sở làm việc.

Về sự việc trên, luật sư Giang Hồng Thanh (VP Luật sư Giang Thanh) cho rằng, các lực lượng cảnh sát khác được phép phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết hoặc theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lúc này, cảnh sát được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thông tư 37/2015/TT-BCA quy định: “Trang phục Công an nhân dân phải sử dụng đúng mục đích theo quy định. Cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ…Số hiệu Công an nhân dân đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên phải, cạnh dưới của số hiệu cách gáy mép túi áo ngực phải 3mm (đối với áo thu đông, xuân hè nam);…”. Theo luật sư Thanh, đối chiếu các quy định, chiến sĩ công an trong clip trên đã có một số vi phạm và cần phải xử lý.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.