Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại

Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại
TPO - 8 giờ 30 sáng nay (18/6), Toà phúc thẩm TAND tối cao TPHCM đã mở phiên toà xét xử nguyên Thứ trưởng Mai Văn Dâu cùng đồng phạm liên quan đến vụ án chạy “quota” ở Bộ Thương mại.

>> Phiên sơ thẩm
>> Toàn cảnh vụ "chạy quota"

Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 1 Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 2
Mai Văn Dâu trong phiên phúc thẩm - Ảnh: Hữu Vinh Lê Văn Thắng - Ảnh Hữu Vinh
Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 3 Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 4
Mai Thanh Hải ,con bị cáo Mai Văn Dâu, cũng có đơn kháng án xin cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt  - Ảnh: Hữu Vinh Bùi Văn Tuấn bị án sơ thẩm phạt 8 năm tù tội đưa hối lộ không có đơn kháng cáo - Ảnh: Hữu Vinh
Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 5 Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 6
Bị cáo Nguyễn Cương tại phiên phúc thẩm. Ảnh: Hữu Vinh Bị cáo Trần Thu Lan. Ảnh: Hữu Vinh
Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 7 Xét xử phúc thẩm vụ chạy 'quota' ở Bộ Thương mại ảnh 8
BỊ cáo Wai Lai Hung . Ảnh: Hữu Vinh Mai Thanh Hải và Phạm Anh Tuấn . Ảnh: Hữu Vinh

Phiên toà  do Phó chánh Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM Nguyễn Xuân Phát làm chủ tọa.  Hội đồng xét xử sẽ lần lượt xét đơn kháng cáo của 9 bị cáo và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.  

Dư luận cũng chờ đợi cấp phúc thẩm xem xét kiến nghị của HĐXX sơ thẩm đề nghị cơ quan điều tra (Cục An ninh điều tra), Viện KSND tối cao điều tra điều tra, xử lý hành vi phạm tội của nhiều người nhưng bị bỏ lọt tội, như:

Hành vi nhận hối lộ 35.000USD từ Nguyễn Cương và Võ Thị Thu Hằng của Lê Văn Thắng để cấp quota cho các doanh nghiệp có hàng dệt may; hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi 49.000USD của Nguyễn Cương...

Hay dấu hiệu nhận hối lộ 2.000 USD cảu của ông Bùi Hồng Minh (chuyên viên Vụ Xuất nhập khẩu) và hành vi môi giới hối lộ trong phi vụ chạy quota cho Cty Qualitex của Đặng Vũ Quang (vắng trong phiên xét xử phúc thẩm),…

Sau khi kiến nghị như trên, gần 3 tháng qua, sau phiên toà sơ thẩm, TAND TPHCM vẫn chưa nhận được sự phản hồi nào từ các cơ quan tiến hành tố tụng!

Tham dự phiên toà phúc thẩm có gần 10 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Riêng bị cáo Mai Văn Dâu sẽ được luật sư Phan Trung Hoài bào chữa (trước đó, trong phiên toà sơ thẩm, có đến 3 người tham gia bào chữa cho ông Dâu).

Sau khi Chủ toạ Nguyễn Xuân Phát đọc lại bản án mà cấp sơ thẩm đã tuyên, HĐXX đã tiến hành gọi Lê Văn Thắng để chất vấn việc bị cáo này có đơn xin xem xét hành vi nhận tiền của Trần Thu Lan chỉ có 10.000 USD chứ không phải 15.000 USD và cho rằng hành vi này phải được xem ở một tội danh khác, nhẹ hơn chứ không phải tội “Nhận hối lộ”.

Trước toà, bị cáo Thắng thừa nhận các bản khai tại cơ quan điều tra là đúng và không bị ai ép buộc.

Theo đó, lầ lượt số lần nhận tiền của Trần Thu Lan được thống kê trong năm 2003, như sau: 500 USD x 2 (lần) = 1.000 USD; 3 lần tiếp theo mỗi lần 1.000 USD x 3 = 3.000USD; 3 lần tiếp theo 2.000US x 3 = 6.000 USD. Tổng cộng trong năm 2003 là 10.000 USD.

Còn năm 2004 nhận 3 lần gồm 1.000 USD, 2000 USD và 2.000 USD! Tất cả những lần này Lan đưa kèm  quà và phong bì  theo hồ sơ trực tiếp cho Thắng hay có lần thông qua Nga tại nhà riêng bị cáo này.

Song, bị cáo Thắng “nại” rằng, sở dĩ khiếu nại số tiền nhận thấp đi là do có lần nhớ “nhầm”,  rằng trong một hồ sơ đưa, Cty TNHH Thương mại may Á châu của Lan xin cùng lúc hai “cat” nên chỉ còn 10.000 USD mà thôi.

Công tố viên (đại diện Viện phúc thẩm Viện KSND tối cao) cho rằng, trong các lời khai của mình bị cáo Lê Văn Thắng chỉ thừa nhận số lần nhận nhưng không nói rõ số tiền là bao nhiêu, nên hành vi của bị cáo cần được HĐXX xem xét khi luận tội.

Ngoài ra, HĐXX cũng đề cập đến phi vụ Trần Kim Dung (Giám đốc Chi nhánh Cty XNK tổng hợp Vĩnh Phúc tại HN) đưa 3.000 USD cho Lê Văn Thắng để “chạy” hạn ngạch cho Cty QMI.

Thắng cho rằng số tiền đó Thắng nhận chỉ vì quan hệ bạn bè, song HĐXX bác bỏ lập luận này, bởi vì: “Không lý nào tự dưng từ mối quan hệ xã hội mà người ta cho tiền bị cáo".

Chủ toạ hỏi vì sao bị cáo không thừa nhận hành vi nhận tiền là tội “Nhận hối lộ”? Lê Văn Thắng trả lời rằng xét về qui trình cấp duyệt hạn ngạch, theo lương tâm bị cáo cho là mình làm đúng và tiền người ta cho chỉ là quà biếu, lễ, tết nên có thể nhận định hành vi này ở mức “Lạm dụng chức vụ quyền hạn”.

HĐXX cho rằng, Lê Văn Thắng đã nhận thức sai lầm về tính chất hành vi phạm tội của mình.

Và những thời điểm bị cáo này nhận tiền chẳng có ngày nào liên quan đến Lễ, Tết; số tiền nhận của bị cáo ở mỗi lần vượt quá 500.000 đồng và không chỉ một lần mà còn nhiều lần.   

Liên quan đến hành vi của Lê Văn Thắng, HĐXX cũng gọi Trần Thu Lan lên thẩm vấn.

Trong đơn kháng cáo,  Lan xin HĐXX xem xét cho bị cáo này hưởng được án treo vì có con nhỏ và hành vi “Đưa hối lộ” của bị cáo này cũng vì hoàn cảnh Cty may Á châu buộc phải chạy hạn ngạch để lo xuất hàng cho kịp.

Đồng thời, bị cáo này cũng xác nhận với HĐXX đã đưa tiền cho một số cán bộ vốn là chuyên viên thuộc quyền của Thắng ở Vụ Xuất nhập khẩu của Bộ TM.

Đến đây, HĐXX tạm nghỉ trưa, đến 13h30 HĐXX làm việc trở lại.

Lời khai của bị cáo Trần Thu Lan một lần nữa khiến người dự khán tại phiên toà phúc thẩm phải nao lòng bởi cơ chế xin – cho quota đã làm doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong thời điểm xảy ra vụ án phải ngậm đắng nuốt cay.

Trả lời câu hỏi của luật sư bảo vệ mình là Trương Thị Hoà, bị cáo Lan khóc: “Thời điểm đó, quota xin không không đủ để xuất hàng chứ đừng nghĩ đến chuyện sang nhượng, bán lại quota cho doanh nghiệp khác. Nhiều lần bị đối tác doạ sẽ kiện ra toà để bồi thường chuyện không đáp ứng được thời điểm giao hàng đúng hợp đồng và tình thế đó buộc bị cáo phải chạy tìm lo quota cho doanh nghiệp!” .

Cũng tương tự như Lê Văn Thắng,  Mai Văn Dâu cũng xin HĐXX xem xét lại tội danh “Nhận hối lộ” mà bản án sơ thẩm khép tội cho bị cáo này. Thậm chí ông Dâu còn hoàn phủ nhận hoàn toàn hành vi nhận tiền. Mặc dù, trước phiên toà này, Mai Văn Dâu một mực cho rằng, những bản khai trong cơ quan điều tra là tự nguyện nhưng vì bức bách  muốn được tại ngoại để chữa bệnh nên ông ta đã khai rằng đã nhận tiền của Nguyễn Cương đưa.  HĐXX bác bỏ lý lẽ trên vì trong thời gian bị tạm giam để phục vụ, cơ quan điều tra đã tận tình đưa ông ta đi trị bệnh.

Bị cáo Mai Văn Dâu cũng cho rằng, nhiệm vụ xét duyệt quota mà ông ta được giao là quá lớn nên đã có sơ suất, song vẫn khẳng định qui trình xét duyệt cấp quota nghiêm ngặt đến …8 bước nên không can thiệp.

Song, HĐXX đã đưa ra lời khai của bị cáo Lê Văn Thắng cho thấy, mỗi khi có bút phê của ông Dâu là “bộ máy” của Thắng phải chạy, xét cấp quota cho được, không thể làm trái ý lãnh đạo!

Mai Văn Dâu đã “nể” Nguyễn Cương và phê “kính chuyển” vào góc văn bản xin xét duyệt quota dù hồ sơ này không đúng qui trình (không có hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài, hoá đơn nguồn gốc nguyên vật liệu, ….).

“Chính vì vậy mà Phan Nghĩa Hiệp và Phạm Anh Tuấn cũng chỉ cần bút phê là chạy được quota” – Chủ toạ nói. Cũng vì cần kiểu bút phê này mà trong  một lần ông Mai Văn Dâu vào nam, nhóm Nguyễn Cương đã tổ chức đón tiếp rất hậu hĩnh, dẫn bị cáo này đến thăm cơ sở của Cty Đế Vương, một doanh nghiệp nằm trong “danh sách đen” của Hải quan Hoa Kỳ....

Cuối giờ chiều hôm nay, 18/6, HĐXX đã hoàn tất việc xét hỏi 8 bị cáo có đơn kháng án. Dự kiến ngày mai (19/6), HĐXX sẽ tuyên án với các bị cáo.      

9 bị cáo và người có nghĩa vụ liên quan nộp đơn kháng cáo gồm :

1. Bị cáo Mai Văn Dâu - nguyên Thứ trưởng Bộ thương mại (TM) có đơn kháng xin cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt mà cấp sơ thẩm (TAND TPHCM) đã tuyên 14 năm tù giam cho tội “Nhận hối lộ”.

2. Lê Văn Thắng (nguyên Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ TM): cấp sơ thẩm tuyên 17 năm tù giam, tội “Nhận hối lộ”

3. Nguyễn Cương (nguyên Phó Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM), cấp sơ thẩm tuyên 12 năm tù, tội “Môi giới hối lộ”.

4. Mai Thanh Hải (chuyên viên Vụ XNK Bộ Thương mại, con trai ông Mai Văn Dâu), án sơ thẩm tuyên 1 năm tù, tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” ; 4  năm tù, tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tổng cộng mức án là 5 năm tù cho cả hai tội danh.

5. Lai Wai Hung (nguyên Phó Tổng giám đốc Cty TNHH Sundence Clothings VN), án sơ thẩm tuyên 5 năm tù, tội “Đưa hối lộ”.

6. Trần Thu Lan (nguyên Phó giám đốc Cty TNHH May và Thương mại Á châu), án sơ thẩm tuyên 5 năm tù, tội “Đưa hối lộ”.

7. Phạm Anh Tuấn (cò chạy hạn ngạch) án sơ thẩm tuyên 2 năm từ, tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”.

8. Phan Nghĩa Hiệp, 4 năm tù, tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”.

9. Bà Nguyễn Diên Hồng (vợ ông Dâu), với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, có đơn xin cấp phúc thẩm hủy kiến nghị của cấp toà sơ thẩm về việc yêu cầu cơ quan điều tra xem xét xử lý hình sự đối với bà về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của người khác để trục lợi.

Bà Hồng đã "mượn tạm" 50.000 USD của bà  Võ Thị Thanh Hằng (từng là bị can vụ án nhưng trong phiên toà xét xử sơ thẩm đã được cơ quan công tố rút quyết định truy tố với tội danh: “Làm, lưu hành các giấy tờ có giá giả khác” và HĐXX đã chấp nhận kiến nghị này, tuyên bà Hằng không phạm tội.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.