Xét xử vụ án Trần Minh Lợi: Nhiều tình tiết chưa được làm rõ

Bị cáo Trần Minh Lợi.
Bị cáo Trần Minh Lợi.
TP - Phiên tòa xét xử bị cáo Trần Minh Lợi (trú tại xã Ea B’Hốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) và 7 bị cáo bị VKSND tỉnh Đắk Nông truy tố về tội danh đưa-nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi không thể tuyên án theo đúng thời gian dự kiến, vì nhiều yếu tố trong cáo trạng chưa được làm rõ, gây bất lợi cho bị cáo.

Thu thập chứng cứ để đấu tranh tham nhũng?

Trong 2 ngày qua, các bị cáo liên quan đến vụ án mới chỉ dừng lại ở phần xét hỏi, chưa đến phần tranh luận thì đã hết thời gian làm việc. Vẫn còn 1 bị cáo được xem là “cầu nối” của vụ án đưa-nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi vẫn chưa được xét hỏi là Lãnh Thanh Bình (nguyên là cán bộ trinh sát công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông). Vụ án này được dư luận quan tâm, bởi nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm sáng tỏ, đặc biệt hơn “nhân vật” đi tố cáo được nhiều người biết đến trong vai trò đi đầu trong phòng chống tham nhũng.

Cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Nông nêu rõ, sau khi xảy ra vụ đánh bạc tại xã Thuận An, bị công an huyện Đắk Mil bắt quả tang, người nhà của các con bạc được biết tin, muốn chạy tại ngoại phải mất từ 15 đến 20 triệu đồng. Họ đã liên hệ với Lãnh Thanh Bình đề nghị được giúp đỡ chạy tại ngoại. Việc này vượt ra ngoài thẩm quyền của Bình, vì thiếu tá Y Nam (điều tra viên công an huyện Đắk Mil) mới là người phụ trách vụ án. Nhưng Bình vẫn nhận giúp, và nói với các con bạc phải có 20 triệu đồng thì mới lo được tại ngoại.

Nguyễn Xuân An (người thân của một trong 6 con bạc) khi nghe thông tin đã tìm đến Trần Minh Lợi. Trần Minh Lợi nhận giúp đỡ đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhưng phải có chứng cứ hoặc tài liệu để chứng minh hoạt động hối lộ của cán bộ công an. Sau đó, Nguyễn Thị Tý, Huỳnh Kim Cao Trí và Trương Thị Lan đã đưa cho Lãnh Thanh Bình (cán bộ trinh sát Công an huyện Đắk Mil) tổng cộng số tiền 60 triệu tại một quán cà phê. An là người quay clip, ghi âm, rồi sau đó cung cấp cho Lợi làm bằng chứng để tố cáo.

Tuy nhiên, phải hơn 1 tháng sau Lợi mới làm đơn tố cáo. Cơ quan chức năng viện giải, nếu Lợi cung cấp thông tin này cho báo chí hoặc tố cáo ngay sẽ không bị truy tố tội danh đưa hối lộ. Thế nhưng, trả lời câu hỏi của HĐXX bị cáo Trần Minh Lợi cho rằng, khi có bằng chứng đó chưa thể tố cáo ngay vì bản thân bị cáo khi nhận đơn thư khiếu nại, hay các file ghi âm, clip chưa hề biết Lãnh Thanh Bình, Y Nam, Nguyễn Xuân An… là ai, nên cần phải có thời gian đi xác minh và thu thập thêm chứng cứ, bởi nếu tố cáo sai sẽ bị truy tố về tội danh vu khống.

“Chứng cứ của tôi thu thập cần mất nhiều thời gian nhằm mục đích tố cáo hành vi sai trái của một số cán bộ công an. Bản chất của vụ việc đánh bạc dưới 5 triệu đồng không bị truy tố mà chỉ xử phạt hành chính. Cho nên, tôi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm hoạt động tố tụng khi bắt giam người vô tội. Hơn nữa, tôi căn cứ vào khoản 6, điều 289 BLHS quy định, người bị ép đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Do đó, vụ đánh bạc tương tự xảy ra tại huyện Cư Kuin do tôi làm, nhiều cán bộ bị kỷ luật nặng tới mức bị truy tố, người dân bình an vô sự”- bị cáo Lợi trả lời HĐXX.

Bị cáo nói có những tài liệu không được đưa vào hồ sơ

Tại cáo trạng mà VKSND tỉnh Đắk Nông truy tố các tội danh đưa-nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi đối với 8 bị cáo có nhiều điều chưa được làm rõ. Ngay bản thân người thân và con bạc cũng xin thay đổi lại lời khai trước HĐXX vì khi làm việc với cơ quan điều tra họ nói do tâm lí nên run sợ đã khai nhiều điều chưa đúng.

Cũng tại phần xét hỏi, bị cáo Trần Minh Lợi cho rằng có rất nhiều bằng chứng quan trọng chứng minh việc làm của bị cáo nhằm mục đích để đấu tranh phòng chống tham nhũng, không vì tư lợi cá nhân nhưng không được cơ quan điều tra đưa vào cáo trạng. Cụ thể, những lần Lãnh Thanh Bình mang tiền và quà đến nhà riêng của bị cáo ở huyện Cư Kuin, bị đuổi về.

Tất cả các hoạt động này đều bị ghi âm, quay clip lại nhưng không được cơ quan chức năng đưa vào cáo trạng. Trong khi, cơ quan chức năng căn cứ vào lời khai của Lãnh Thanh Bình, ông Lợi ép Bình phải đưa 500 triệu đồng, dọa nếu không đưa thì sẽ tố cáo. Bình đã đưa được 220 triệu đồng thì không còn khả năng nên sau đó đã báo cáo việc nhận tiền và tố cáo Lợi về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Nhưng quá trình điều tra không đủ chứng cứ chứng minh hành vi này của Lợi. 

“Nếu điều này đưa vào cáo trạng sẽ rất bất lợi cho bị cáo Lợi, để dư luận hiểu nhầm việc ông Lợi mượn cớ đấu tranh phòng chống tham nhũng để trục lợi cho bản thân là có thực, dù không chứng minh được. Các nhân chứng, vật chứng liên quan đến vụ án không được đưa vào theo hướng có lợi cho bị cáo” - luật sư Phạm Công Út (đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết.

“Ngay trong phiên xét hỏi, bị cáo cũng đã đề nghị đưa những bằng chứng đó vào để chứng minh việc làm của bị cáo Lợi là vô tội. Đặc biệt, phải làm rõ việc động cơ của Lãnh Thanh Bình có dấu hiệu về hành vi lừa đảo vì không đóng vai trò là người trực tiếp xử lí vụ án, nhưng vẫn nhận tiền của người nhà chạy cho con bạc được tại ngoại”.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (đoàn luật sư Hà Nội) trao đổi

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.