Tái thiết Iraq : Mỹ mất trắng hơn 50 tỷ USD

Tái thiết Iraq : Mỹ mất trắng hơn 50 tỷ USD
TPO - Mỹ rời Iraq không chỉ để lại đằng sau một tình hình an ninh bất ổn định, vô vọng chính trị, mà còn vô số những hứa hẹn và những dự án chưa hoàn thành. Những dự án lẽ ra có thể làm dân chúng Iraq chấp nhận sự hiện diện của người Mỹ dễ dàng hơn.

Tờ Los Angeles Times kết luận rằng , cho dù một lượng tiền khổng lồ đã được bơm vào Iraq nhưng kết quả đạt được là không ra gì.

53 tỉ USD là lượng tiền chính phủ Mỹ đã chi cho việc tái thiết Iraq, nhưng cho tới nay kết quả mang lại còn quá xa với mục tiêu chờ đợi. Từ năm 2004 Mỹ bắt đầu bơm tiền vào Iraq khi tình hình ở đây ngày càng chỉ rõ rằng diễn biến chiến tranh sẽ không thể chớp nhoáng như tổng thống Bush và các cố vấn của ông mong đợi, quân đội Mỹ phải ở lại Iraq.

Nhìn từ quan điểm chiến thuật, việc tranh thủ cảm tình của dân chúng là không thể thiếu. Để đạt được điều này, cần tạo cho dân chúng điều kiện sống tốt hơn so với thời Saddam Husein.

Những viễn cảnh khi đó còn tương đối khả quan- mặc dù hoàn cảnh chiến tranh vẫn ngự trị trong đất nước- do thời kì trước 2003 cấm vận kinh tế đã đẩy Iraq vào một tình trạng khủng khiếp. Tổng thống Bush lúc đó đã không tiếc lời hứa hẹn cho Iraq- những điều bây giờ mới có thể tính sổ ở nước Trung Đông này.

Những đầu tư lớn được ghi nhận trong báo cáo chủ yếu vào năm 2004, cho tới bây giờ một phần trong số đó cũng chưa được bắt đầu, hay không được hoàn thiện đưa vào sử dụng. như vậy không chỉ người Iraq phải chịu đựng những lời hứa suông, mà cả người Mỹ cũng thiệt thòi vì hàng chục triệu USD tiền thuế đã ra đi không cho kết quả gì.

„ Tôi rất tiếc rằng phía Mỹ đã tiêu rất nhiều tiền mà không mang lại kết quả”- ông Ali Baban, bộ trưởng kế hoạch Iraq, người chịu trách nhiệm xem xét lại các dự án hiện nay đã được Mỹ chuyển giao cho chính phủ Baghdad nói.” Người Iraq đã được nghe nói rất nhiều về sự giúp đỡ của người Mỹ, nhưng thực tế họ đã không cảm thấy điều này”- ông nói thêm.

Đội thêm chi phí vì khủng bố, bạo lực gia tăng

Nhìn lại , không có gì lạ khi các kế hoạch ban đầu đã trở nên như vậy. Từ 2004 áp lực chính trị đòi hỏi các công việc phải triển khai rất nhanh chóng. Sau đó đã xuất hiện các đối kháng và các tổ chức khủng bố. Năm 2006 sự tranh chấp có thể dẫn đến nội chiến trong các mối quan hệ dân tộc đã mang lại cho Iraq một tình thế hoàn toàn khác. Những chiến thuật trước đó đã phải thay đổi. Các công việc đã được tiến hành phải kết thúc vội vàng vì tình hình an ninh ngày càng xấu đi.

Chi phí bảo vệ cho các công trình tại Iraq ngày càng tăng theo mức độ gia tăng bạo lực ở đây. Charles Ries, trưởng phòng kinh tế trong đại sứ quán Mỹ tại Iraq cho rằng, trong thời gian này ước tính có tới 30% chi phí phải dành cho mục đích trên.

Rất nhiều người đã chỉ trích Washington vì những đầu tư lẽ ra có thể hoàn tất một cách đàng hoàng hơn. Một số dự án chỉ được thiết kế một cách ngẫu nhiên, việc xây dựng cũng không tổng thể. Không ai hỏi, thăm dò những người Iraq xem tại những vùng khác nhau dân chúng cần tới điều gì nhất, dân địa phương đã hoàn toàn bị bỏ qua trong giai đoạn này.

Trong các nghành công nghiệp thiết yếu cũng chỉ có công nghiệp dầu mỏ đạt được kết quả đáng kể, mặc dù cũng tốn thời gian hơn so với dự tính. Cung cấp năng lượng và nước vẫn luôn bị gián đoạn, rất nhiều vùng chỉ có điện vài giờ một ngày.

Một phần hệ thống dây dẫn và đường ống được xây dựng khi chuyển giao đã ở tình trạng tồi tệ.” Đôi lúc họ làm tốt công việc , đôi lúc rất ẩu”- ông Raad Haras Bộ trưởng Năng lượng bình luận về các điều kiện hiện hành.

Ví dụ hệ thống dẫn nước thải tại Falludzsa, theo lời hứa sẽ nối tới 24000 ngôi nhà, trên thực tại con số này là 4300, thế nhưng họ cũng chưa thể sử dụng vì các đường ống dẫn vẫn chưa hoàn thành. Hay việc bàn giao cơ sở lò mổ không có đường ống dẫn nước.

Tham nhũng hoành hành

Năm 2005, đệ nhất phu nhân tổng thống khi đó Laura Bush hỗ trợ việc xây dựng bệnh viện trẻ em với dự định hoàn thành vào năm 2005, tới nay vẫn chưa xong. Trung tâm y tế này có thể hoàn thành vào tháng 9, nhưng theo bộ trưởng y tế Saleh Hasnawi thì nó lại "rất, rất đắt”.

Tại Iraq những phàn nàn chủ yếu về việc tại sao người ta không để người Iraq tham gia vào công việc và lập kế hoạch. Washington cho rằng lí do chính đáng có thể đưa ra là nạn tham nhũng quá phổ biến tại Iraq (Trong bảng xếp hạng năm 2006 Iraq đứng thứ 03 trên thế giới về tệ tham nhũng).

Cho tới nay các nhà kiểm toán chỉ phạt 34 trường hợp liên quan tới đầu tư xây dựng tại Iraq. Một phần lớn trong khoản tiền chuyển cho Iraq đã bị thất thoát và không thể biết chính xác mất về đâu.

Theo ông Ali Baban, tới nay phía Iraq đã nhận kiểm soát 300 công trình trong tổng số 1500 dự án đầu tư từ phía Mỹ, phần còn lại không có gì bảo đảm chắc chắn. Một phần trong số còn lại đã được thực thi với chất lượng kém, phần khác đã trở nên không cần thiết. Ngoài ra còn các dự án chưa hoàn tất, và cả những dự án không giấy tờ ( không có giấy tờ thiết kế hay không có hợp đồng kèm theo, mà trên cơ sở đó người Iraq có thể hoàn tất phần công việc còn lại).

Tuy nhiên cũng có thể nhắc đến một vài thành công như các công viên , bể bơi tại Baghdad, các cơ sở sản xuất nhỏ có thể được vay vốn…hoặc nếu nhìn những vùng người Kurd sinh sống- những vùng tương đối bình an so với các vùng khác của Iraq- có thể thấy một số kết quả tiến bộ đáng kể như hệ thống cung cấp nước, những trung tâm y tế, bệnh viện.

Nhưng thực tế, trên toàn lãnh thổ Iraq đây không phải là điển hình.

Phan Bình
Theo Index

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.
Ứng dụng hệ thống ITS tại Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1.500 tỷ đồng cho 'bộ não' cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.
Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.