Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ giải pháp điều trị vảy nến, viêm da cơ địa trên VTV2

 Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ giải pháp điều trị vảy nến, viêm da cơ địa trên VTV2
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc là chuyên gia đã có gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, đặc là các bệnh da liễu phức tạp. Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, bác sĩ Lệ Quyên đã được mời xuất hiện trong phóng sự chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa và giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lệ Quyên và nỗi trăn trở với giải pháp chữa bệnh bằng thảo dược

Gắn bó với Công ty Thuốc dân tộc - Đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu, bác sĩ được cống hiến hết mình cho lý tưởng gìn giữ, bảo tồn, phát triển các bài thuốc cổ, dược liệu quý. Tại đây, bác sĩ Lệ Quyên được tạo điều kiện tốt nhất để khám chữa bệnh và nghiên cứu.

Bác sĩ chia sẻ: “Với gần 20 năm hành nghề y, tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày, tôi thấu hiểu được nỗi khổ của họ. Mặc cảm với bệnh tật, đau đớn về thể xác, áp lực kinh tế đè nặng lên đôi vai người bệnh. Mong muốn lớn nhất của họ là được chữa khỏi bệnh để sống vui, sống khỏe. Thấu hiểu nỗi đau và mong muốn của người bệnh, tôi luôn trăn trở phải tìm ra giải pháp hiệu quả, an toàn, giải thoát bệnh nhân khỏi nỗi đau bệnh tật.

 Hàng ngàn bệnh nhân phải chịu đựng tác dụng phụ từ những hợp chất độc hại, chi phí chữa bệnh tốn kém. Trong khi đó, hàng trăm vị thuốc quý bị tàn phá lãng phí, hàng trăm bài thuốc cổ phương bản địa, hoàng cung đứng trước nguy cơ thất truyền. Việt Nam chúng ta có vô vàn các vị thuốc quý. Vậy tại sao không dùng “nam dược trị nam nhân”?

Bằng tâm huyết, chuyên môn cao, cái tâm sáng và giàu y đức, bác sĩ Lệ Quyên cùng đội ngũ bác sĩ YHCT hàng đầu của Trung tâm luôn nỗ lực mỗi ngày với sứ mệnh nâng tầm giá trị YHCT, giúp nhân dân được trị liệu và chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược Đông y hiệu quả, an toàn.

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Xuất hiện trong phóng sự của chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 số phát sóng “Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y”, bác sĩ Lệ Quyên đã có những chia sẻ đầy bổ ích và thiết thực.

Theo bác sĩ Lệ Quyên, vảy nến, viêm da cơ địa là hai căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao, thường tiến triển thành mãn tính, tái phát dai dẳng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do hệ miễn dịch rối loạn, can thận bất túc, dẫn tới huyết táo, không dưỡng được da, tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp nhiệt tấn công cơ thể gây ra bệnh. Muốn điều trị hiệu quả cần phải loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong, đồng thời xử lý tổn thương bên ngoài da. Tiến hành song song cùng lúc để tạo ra tác động kép giúp loại bỏ triệu chứng bệnh từ gốc và ngăn ngừa tái phát.

>> Xem chi tiết Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ về căn bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2 click TẠI ĐÂY

 Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ giải pháp điều trị vảy nến, viêm da cơ địa trên VTV2 ảnh 1

Cũng trong phóng sự, bác sĩ Lệ Quyên đã dẫn chứng hai trường hợp bệnh nhân vảy nến và viêm da cơ địa do mình trực tiếp điều trị. Đó là trường hợp của ông Tiết Quang Tuấn (Long Biên, Hà Nội) và chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội).

Nói về trường hợp bệnh nhân Tiết Quang Tuấn này, bác sĩ Lệ Quyên cho biết: “Bệnh nhân Tiết Quang Tuấn tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc sau 4 năm bị bệnh với tình trạng vảy nến nến khá nặng, các tổn thương rải rác khắp toàn thân, tình trạng ngứa và bong tróc da nhiều. Tôi đã kê đơn thuốc Thanh bì Dưỡng can thang gồm thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài da và thuốc uống cho bệnh nhân sử dụng. Sau 3 tháng điều trị tình trạng vảy nến của bệnh nhân Tuấn đã ổn định hoàn toàn. Tính đến nay đã 2 năm kể từ khi điều trị bệnh nhân chưa bị tái phát bệnh. Đây là kết quả rất khả quan cho thấy tác dụng lâu dài của phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền.

Với trường hợp của chị Nguyễn Thị Thỏa, bác sĩ chia sẻ: “Bệnh nhân Thỏa đã có 7 năm mắc bệnh, từng điều trị nhiều lần nhưng không khỏi. Sau khi sinh bé thứ 2, bệnh tái phát nặng hơn, da khô, nứt nẻ, nhiều đoạn chảy máu, hai bàn tay mất hết vân tay. Với trường hợp này tôi đã đưa ra phác đồ điều trị gồm thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài da và bài thuốc uống. Sau 2 tháng điều trị tích cực bệnh đã thuyên giảm rất nhiều, các triệu chứng viêm da cơ địa được kiểm soát, da tay bệnh nhân mềm hơn, ngừng bong tróc và nứt nẻ, vân tay xuất hiện trở lại. Đây là kết quả điều trị rất đáng mừng với ca bệnh mãn tính lâu năm như vậy. Hiện tại bệnh nhân Thỏa vẫn đang tiếp tục điều trị theo liệu trình dự phòng tái phát.

 Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ giải pháp điều trị vảy nến, viêm da cơ địa trên VTV2 ảnh 2

Bác sĩ Lệ Quyên trên sóng chương trình Sống khỏe mỗi ngày - VTV2

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn về bệnh với dẫn chứng cụ thể, chi tiết về hai trường hợp mắc bệnh điển hình, bác sĩ Lệ Quyên còn đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho khán giả truyền hình về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Quý độc giả có thể liên hệ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ Lệ Quyên - Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc qua:

-         Địa chỉ: Biệt thự B31 - ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Hà Nội - SĐT: (024) 7109 5599 hoặc 0983 059 582

Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Bác sĩ Lệ Quyên

Xem thêm: Bài thuốc Nam chữa vảy nến của Trung tâm Thuốc dân tộc có tốt không?

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.