Chế độ ăn an toàn cho người đái tháo đường

Chế độ ăn an toàn cho người đái tháo đường
TPO - Tết đến, nhiều bệnh nhân đái tháo đường “thả phanh“ chế độ ăn uống, dù đã kiểm soát suốt năm. Hậu quả là bệnh viện thường chật cứng bệnh nhân sau Tết. Sau đây là khuyến cáo của các bác sĩ về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường vào dịp lễ, Tết.

Không có một công thức tính chế độ ăn chung cho tất cả các bệnh nhân, vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Người béo hay gầy, lao động thể lực hoặc không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế của từng bệnh nhân.

Các thức ăn liên quan đến bệnh đái tháo đường: Thức ăn có nhiều glucid làm glucose máu tăng nhiều sau khi ăn; thức ăn có nhiều lipid dễ gây vữa xơ động mạch ở người đái tháo đường.

Nguyên tắc của chế độ ăn

Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng lao động, bệnh tật.

Không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn.

Không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn.

Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...

Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng.

Mục tiêu dinh dưỡng cho các trường hợp đặc biệt.

Trẻ em đái tháo đường týp 1: Đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: để thai phát triển tốt.

Ngư­ời cao tuổi đái tháo đường týp 2: cung cấp nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập để giảm cân, giảm kháng insulin và cải thiện tình trạng chuyển hóa.

Phân bố bữa ăn trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường

- Chia nhỏ bữa ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết, để tránh tăng đường huyết nhiều sau ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ

Nếu ăn 6 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng 10%

Bữa phụ buổi sáng: 10%

Bữa trưa: 30%

Bữa phụ buổi chiều: 10%

Bữa tối: 30%

Bữa phụ vào buổi tối: 10%.

Nếu ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng 20%

Bữa phụ buổi sáng: 10%

Bữa trưa: 30%

Bữa tối: 30%

Bữa phụ vào buổi tối: 10%.

Nếu ăn 4 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng 25%

Bữa trưa: 35%

Bữa tối: 30%

Bữa phụ vào buổi tối: 10%.

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường, không kể đái tháo đường typ 2 hay typ1 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid.

- Giờ ăn: đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh glucose máu cho người bệnh. Phân bố giờ ăn phụ thuộc vào giờ uống thuốc hoặc tiêm thuốc điều trị ĐTĐ. Chế độ điều trị của bác sĩ sẽ thất bại nếu giờ ăn của người bệnh không tuân thủ theo giờ điều trị bằng thuốc, đặc biệt khi tiiêm insulin. Điều này có thể dẫn đến hạ đường huyết khi người bệnh ăn xa giờ tiêm. Bác sĩ điều trị cần phối hợp với người bệnh để phân bố giờ ăn thích hợp cho họ.

- Chế độ ăn của người bệnh: phải cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ và hợp lý về giờ giấc tức là chia số thực phẩm được sử dụng trong ngày ra các bữa ăn chính và phụ hợp lý. Nếu người bệnh có tiêm insulin, phải tính đến thời điểm lượng glucose máu tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất. Glucid nên được chia đều trong ngày để phù hợp với hoạt động của insulin. Chế độ ăn nên ít cholesterol, nên dưới 300mg/ngày.

Việc kiểm soát chất béo cũng giúp cho ngăn ngừa vữa xơ động mạch

- Nên hạn chế uống rượu: Rượu có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ làm hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân không ăn. Mặt khác rượu có thể tương tác với thuốc giảm đường huyết gây nhức đầu, nôn mửa, dãn mạch, hoặc làm lu mờ các triệu chứng hạ đường huyết. .

Tìm hiểu tiền sử gia đình có bệnh tim mạch là quan trọng. Các bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn mỡ máu cần chú ý đến khẩu phần chất béo để kiểm soát chuyển hóa tốt.

Đối với trẻ em và người lớn thừa cân, tăng cân nhanh và tỷ lệ lipid trong khẩu phần cao cần giảm chất béo:

- Ăn các thực phẩm luộc, rang, hấp hơn là các món rán.

- Bỏ hoàn toàn những thịt nhìn thấy mỡ.

- Ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp.

- Sử dụng sữa không kem hoặc giảm kem cung cấp sự ngon miệng và đủ năng lượng khẩu phần cần được duy trì. Đối với trẻ dưới 5 tuổi đang sử dụng sữa không kem cần quan tâm bổ sung vitamin và chất khoáng, đặc biệt vitamin A và D.

Nên sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Khi sử dụng nhóm ngũ cốc để cung cấp năng lượng, nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo giã dối, gạo lứt, khoai củ, hạn chế hết sức đường đơn như đường kính, mật, mía, kẹo, mứt, quả khô...

Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod...), vitamin. Các loại này thường có trong rau quả tươi.

Muối ăn: Không cần kiêng muối (Na), nhưng không nên dùng > 10g/ngày. Ở người cao huyết áp không nên dùng quá 6g/ngày.

- Không nhất thiết phải tránh toàn bộ các thực phẩm có đường huyết cao. Cố gắng ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nếu có thể. Nếu ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nên ăn phối hợp cùng các thực phẩm có nhiều chất xơ.

Danh sách chỉ số đường huyết của một số thực phẩm

Nhóm thực phẩm

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết (%)

Bánh mì

Bánh mì trắng

100

Bánh mì toàn phần

99

Bánh mì tươi ( công ty Bibica)

31,1

Lương thực

Gạo trắng

83

Lúa mạch

31

Yến mạch

85

Bột dong

95

Gạo giã dối

72

Khoai lang

54

Khoai sọ

58

Sắn (khoai mì)

50

Củ từ

51

Khoai bỏ lò

135

Quả chín

Chuối

53

Táo

34

Dưa hấu

72

Đu đủ

56±6

Cam

31-40

Xoài

55

Nho

25-43

Mận

24

Anh đào

32

34 ±4

Kiwi

47 ± 4

ổi

16

Nước quả chín

Nước táo

40

Nước nho

48

Nước cam

46 ±6

Nước cà chua đóng hộp

38±4

Rau

Carot

49

Rau muống

10

Đậu

Lạc

19

Đậu tương

18

Hạt đậu

49

Sữa

Sữa gày

32

Sữa chua

52

Kem

52

Quasure light (công ty Bibica)

25,1

Glucerna (công ty Abbott)

14-39

Đường

Đường kính

86

Các sản phẩm bánh, ngũ cốc

Bánh bích quy

50-65

Huralight (công ty Bibica)

27,6

Netsure light (công ty Bibica)

25,8

Nutribis light (công ty Bibica)

31,4

Theo Viết
MỚI - NÓNG