Diệu kỳ ca cứu sống bé nặng 650 gam

Diệu kỳ ca cứu sống bé nặng 650 gam
TP - PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các bác sĩ mới cứu sống bệnh nhi được sinh ra từ sản phụ bị tiền sản giật có huyết áp cao. Bé Nguyễn Hà An ngày xuất viện với cân nặng 1,2kg. Ảnh: Dân Trí .

Trước đó, sản phụ Nguyễn Thị Kha (43 tuổi), đang mang thai lần thứ 4. Ở tuần thai thứ 25, chị Kha có dấu hiệu bị tiền sản giật, tăng huyết áp và được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư và Bệnh viện Tim nhưng huyết áp vẫn cao.

Chị Kha được chuyển sang khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) để theo dõi sức khỏe. Bác sĩ Dũng cho hay, sản phụ bị huyết áp cao thì toàn bộ hệ mạch máu trong cơ thể người mẹ sẽ bị co lại khiến thai nhi có nguy cơ cao bị huyết áp cao và thiếu máu.

Sau 2 lần chuyển viện (từ C sang Viện Tim Mạch và về bệnh viện Bạch Mai) ở tuần thai thứ 25 vì tăng huyết áp, có nguy cơ tiền sản giật, hội chẩn liên khoa Tim mạch - Sản - Nhi của bệnh viện Bạch Mai cho thấy cần phải cố gắng kéo dài thời gian thai nghén để thai nhi có thêm cơ hội sống nhưng tình trạng huyết áp cao lại rất đe dọa tính mạng sản phụ.

“Chúng tôi nói với nhau, đúng là cuộc giành giật giữa sản - nhi bởi khi mẹ bị huyết áp cao thì toàn bộ mạch máu trong cơ thể người mẹ sẽ bị co lại và theo đó, thai rất dễ bị huyết áp cao và thiếu máu”, TS Dũng PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết.

Sau 10 ngày điều trị, huyết áp tâm trương của sản phụ Kha tăng vọt lên 190, mức rất nguy hiểm, “vì thế, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai ở tuần 28 (ngày 22-11-2011) và xác định, nếu không cấp cứu kịp thời trong 5 phút đầu, não bộ và tính mạng của trẻ sơ sinh 28 tuần tuổi sẽ bị ảnh hưởng vì trẻ khó có khả năng tự thở”, TS Dũng nói.

Ngay sau khi cấp cứu sơ sinh hậu sản thành công, em bé nặng 650 “như một con mèo con” được chuyển ngay sang khoa Nhi thở máy và ấp lồng kính.

Vấn đề thở trong trường hợp này có cái khó là phải giữ được nồng độ oxy thấp (“đói” ô-xy, thừa khí các-bon-nic) để vừa đủ máu nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể, vừa giúp phòng ngừa bệnh lý võng mạc trẻ đẻ non và cách duy nhất biết là lấy máu xét nghiệm, trong khi cả cơ thể trẻ chỉ có khoảng 100ml máu và phải duy trì trạng thái này trong 1 tháng.

TS Dũng chia sẻ thêm về quá trình điều trị: “Việc đặt ống nội khí quản thở máy, bơm thuốc giãn nở phổi đều khó vì bé quá nhỏ. Chưa kể có ngày phải thay ống nội khí quản 2 lần vì tắc đờm và cũng phải bơm 2 lần thuốc giãn nở phổi, gấp đôi trẻ sinh non bình thường”.

Chiều ngày 6-2, bé Nguyễn Hà An được xuất viện với cân nặng 1,2kg. Điều tuyệt vời nhất là sinh non ở tuần thứ 28, nhưng bé không hề gặp các bệnh lý của trẻ sinh non như bệnh lý võng mạc, tim, phổi, não… Tình trạng sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định và sẽ được tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Theo TS Dũng, có được thành công này là do việc cấp cứu ban đầu rất hiệu quả. “Dinh dưỡng để bé sống, phát triển suốt 2 tháng là quan trọng nhưng vẫn là thứ yếu so với việc điều trị cứu sống bé khỏi nguy kịch”.

Theo Hồng Hải
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.