Xua tan nỗi lo bệnh công sở

Xua tan nỗi lo bệnh công sở
TP - Chấn thương về cơ hoặc những cơn đau thường gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê, đau nhức các bộ phận trên cơ thể khi làm việc, là hiện tượng thường gặp ở nhân viên văn phòng. Những triệu chứng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bạn khó chịu và không thể tập trung vào công việc.

Trong số các ngành nghề có nguy cơ cao mắc phải những cơn đau này là những người làm việc trong môi trường văn phòng, thường xuyên sử dụng máy tính, ngồi làm việc tại một nơi liên tục, ít di chuyển… không thể tránh khỏi những cơn đau nhức ở cổ, bả vai, thắt lưng… các triệu chứng này được gọi chung là bệnh công sở.

Văn phòng và những nguy cơ

Môi trường làm việc văn phòng là nơi tiềm ẩn nhiều chứng bệnh. Làm việc gần như 100% trong nhà, ở một vị trí ngồi và thường nói chuyện trên điện thoại, viết hoặc đánh máy liên tục mở đường cho một số bệnh đau nhức ở lưng, cổ, bả vai và các ngón tay.

Nguyên nhân phổ biến của các chứng đau nhức này là do tổn thương mô mềm, bao gồm cả các cơ, gân và dây chằng bên trong các cấu trúc, thường gặp ở người thường xuyên phải ngồi làm việc ở một tư thế mà không có sự vận động đầy đủ để thay đổi tư thế hoạt động cho các bộ phận trên cơ thể. Tinh thần căng thẳng cũng có thể dẫn đến các cơ bắp căng thẳng, tạo ra cơn đau nhức.

Cơn đau khiến bạn gập duỗi hoặc xoay trái, phải khó khăn hơn. Hoặc đơn thuần, ban đầu bạn chỉ mỏi gáy, sau đó cơn đau dần lan xuống cổ, vai dù rằng bạn đã áp dụng mọi biện pháp xoa bóp.

Cần làm gì để phòng tránh?

Những cách đơn giản để đối phó với cơn đau là phải duy trì tính di động các cơ dựa trên hoạt động bình thường của bạn. Đừng ngồi làm việc ở một vị trí cho cơ thể chịu đựng trong thời gian dài trước khi bạn cảm thấy sự cần thiết phải điều chỉnh, hãy chắc chắn rằng bạn thay đổi tư thế thường xuyên để cung cấp cho các cơ bắp một cơ hội để thư giãn.

Thường xuyên căng cánh tay, cổ tay và các ngón tay, đi bộ xung quanh nếu cơ bắp mệt mỏi, để tránh căng thẳng và tổn thương có thể xảy ra. Ngồi tại bàn làm việc, bàn chân phải bằng phẳng trên sàn, cánh tay và vai phải được thoải mái. Khi đánh máy, giữ cho cổ tay thẳng, giữ chuột càng gần càng tốt.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các thảo dược thiên nhiên trong nhân gian thường dùng để làm giảm đau nhức khớp, mỏi cơ như: Địa liền, làm thuốc xoa bóp, chữa tê thấp; Thiên niên kiện, chữa tê thấp, bổ gân cốt, người già đau khớp xương; Huyết giác, chữa chấn thương tụ máu, chân tay đau nhức; Ô đầu, chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức, mỏi chân tay, đau khớp, bong gân…và một số thảo dược khác rất tốt cho cơ, làm tăng tuần hoàn máu có lợi cho hệ cơ lưng và vai, giúp các bó cơ vận động dễ dàng, loại bỏ nhanh triệu chứng đau nhức.

Những người làm việc trong môi trường văn phòng, thường xuyên sử dụng máy tính, ngồi làm việc tại một nơi liên tục, ít di chuyển… không thể tránh khỏi những cơn đau nhức ở cổ, bả vai, thắt lưng…

Xua tan nỗi lo bệnh công sở ảnh 1

Với công thức đặc chế từ dược thảo thiên nhiên, Cồn Xoa Bóp OPC giúp máu huyết lưu thông, làm giảm đau, hiệu quả trong các chứng đau nhức cơ xương. Các trường hợp nhức mỏi do chơi thể thao hay té ngã, lao động quá sức, nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi ở người lớn tuổi... sử dụng Cồn Xoa Bóp OPC xoa bóp chỗ đau nhiều lần trong ngày, sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Không bôi lên mắt, vết thương hở, trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai.

Dạng chai xịt tiện dụng để mang theo khi đi làm, du lịch hay chơi thể thao. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. Để biết thêm thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ: 1800 5555 18 (miễn phí cuộc gọi) - 08. 38 77 88 99 hoặc Website: www.opcpharma.com.

Giấy phép QC số: 0890/12/QLD-TT.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.