Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi

Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi
TPO - Hẻm núi này nằm ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc, sâu 140m và rộng 80m, bên dưới là một con sông. Người dân ở đây gọi nó là “Điểm chết” (Dead End).

Năm 2001, để giúp người dân vượt qua hẻm núi nhanh hơn, những sợi cáp treo được kéo giữa hai vách núi. Trước khi có cáp treo, người dân thường phải mất 2-3 giờ để leo lên, leo xuống những vách đá này. Ít nhất đã có hai cô gái đã thiệt mạng khi qua con sông bên dưới.

Trong 11 năm qua, cô Gu Fengshu-55 tuổi, một trong ba người làm nên cáp treo, đã điều hành tuyến cáp này. Đơn giản, việc qua hẻm núi chỉ là dựa vào những sợi cáp, một chiếc “giỏ” thô sơ và những cái ròng rọc. Khi người dân ngồi lên chiếc giỏ, cô Gu Fengshu sẽ là người kéo sợi dây để đưa họ qua hẻm núi.

Gần đó cũng có một chiếc cầu thô sơ nhưng đi trên đó có vẻ còn nguy hiểm hơn là “đu dây” như thế này.

Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi ảnh 1
Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi ảnh 2
Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi ảnh 3
Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi ảnh 4
Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi ảnh 5
Đứng tim cảnh người dân 'đu' qua hẻm núi ảnh 6
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

30 năm quan hệ Việt-Mỹ: Duy trì động lực, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững

30 năm quan hệ Việt-Mỹ: Duy trì động lực, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững

TPO - Tọa đàm với chủ đề “30 năm quan hệ Việt - Mỹ: Duy trì động lực, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững” có sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế - đối ngoại, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, cùng lãnh đạo các tập đoàn, công ty tiêu biểu của hai nước.
Sau sắp xếp, TPHCM tăng hỗ trợ người lao động

Sau sắp xếp, TPHCM tăng hỗ trợ người lao động

TPO - Sau khi hoàn tất việc sáp nhập các đơn vị hành chính, TPHCM mới ghi nhận số người hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh. Thành phố sẽ đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối việc làm và an sinh cho người lao động trên tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.