Mưu đồ được tính toán trước của Trung Quốc

Mưu đồ được tính toán trước của Trung Quốc
TP - Theo báo Hải Nam của Trung Quốc, hồi 16 giờ 30 phút chiều 15-7, đoàn tàu đánh bắt gồm 29 tàu cá vỏ sắt 140 tấn và 1 tàu chỉ huy 3.000 tấn của Trung Quốc đã tới vùng biển bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

> Trung Quốc đưa 30 tàu cá tràn xuống Trường Sa đánh bắt trái phép

Đoàn tàu cá Trung Quốc hùng hổ kéo xuống Trường Sa (ảnh nhỏ: Tàu chỉ huy Quỳnh Tam Á F8168)
Đoàn tàu cá Trung Quốc hùng hổ kéo xuống Trường Sa (ảnh nhỏ: Tàu chỉ huy Quỳnh Tam Á F8168) .

Theo báo Hải Nam, đây là vùng biển có nhiều cá ngừ đại dương, chiến dịch đánh bắt này (nói đúng ra là ăn cướp tài nguyên biển của Việt Nam) đã được tổ chức công phu: có 1 tổng chỉ huy, 3 phó tổng chỉ huy, có sự yểm trợ của các tàu ngư chính, các đài thông tin bờ biển, được coi là mô hình kết hợp 3 lợi ích: công ty, hợp tác xã, ngư dân.

29 tàu vỏ thép của 2 HTX đánh cá, còn chiếc tàu chỉ huy kiêm đảm bảo hậu cần là của Cty Thủy sản Phúc Cảng Tam Á có tên là Quỳnh Tam Á F8168, hiện là tàu hậu cần nghề cá lớn nhất Hải Nam. Tàu này có thủy thủ đoàn 50 người, chở theo 1.500 tấn hàng hóa, vật tư, mỗi ngày có thể sơ chế 100 tấn hải sản.

Hiện nay, sản lượng đánh bắt của cả tỉnh Hải Nam chỉ đạt 10 vạn tấn/năm do tài nguyên ở vùng biển xung quanh đảo đã cạn kiệt, thế nhưng họ đề ra mục tiêu phải đánh bắt 2 triệu tấn/năm.

Việc chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” là dịp để Hải Nam thực hiện ý đồ vơ vét tài nguyên ở vùng biển các nước khác như Việt Nam và Philippines mà xưa nay ngư dân của họ chỉ dám lén lút đánh bắt trộm.

Để thực hiện ý đồ này, chính quyền Hải Nam đã sớm có sự chuẩn bị. Họ vạch ra kế hoạch tăng thêm 1.450 tàu để khai thác ở “ngư trường Tam Sa”, xác định “phương hướng chủ yếu của việc phát triển đánh bắt biển xa là khai thác tài nguyên cá ở Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa, Nam Sa (Trường Sa), đặc biệt là tài nguyên cá ở Nam Sa”.

Người phụ trách Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam tiết lộ: năm 2011, chính quyền tỉnh hỗ trợ cải tạo 20 tàu lớn cỡ 80 tấn trở lên; hiện nay toàn tỉnh có 1.300 tàu cỡ vừa và lớn (từ 80 tấn trở lên), trong đó có 230 tàu lớn được sử dụng vào việc đi đánh bắt ở Trường Sa, 300 chiếc đánh bắt ở Hoàng Sa và Trung Sa.

Hành động đưa tàu tràn xuống đánh bắt trái phép ở vùng biển Trường Sa rõ ràng là một hành động phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông, trái với những cam kết trong Tuyên bố chung về ứng xử của các nước (DOC) mà chính Trung Quốc đã ký kết.

Thu Thủy tổng hợp

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ukraine: Hỏa hoạn bùng phát ở Zhitomir, nghi do nổ kho đạn

Ukraine: Hỏa hoạn bùng phát ở Zhitomir, nghi do nổ kho đạn

TPO - Ngày 2/7, một vụ hỏa hoạn bùng phát tại nhà kho của một doanh nghiệp công nghiệp ở khu vực Berezina (thành phố Zhitomir, Ukraine), đi kèm là một vụ nổ thứ cấp. Điều này cho thấy nhà kho có thể chứa đạn dược hoặc vật liệu nổ. Truyền thông địa phương đưa tin, ít nhất 2 người thiệt mạng và 15 người bị thương, dịch vụ cứu hộ và cảnh sát đang làm việc tại hiện trường để khoanh vùng, khống chế đám cháy. Nguyên nhân của vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.
Tỷ phú Elon Musk

Xe Tesla của tỷ phú Elon Musk tiếp tục bị tẩy chay

TPO - Doanh số bán xe điện Tesla trên toàn cầu trong quý 2 năm nay giảm 13% so với cùng kỳ năm trước đó, cho thấy thiệt hại từ việc tỷ phú Elon Musk ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các chính trị gia cực hữu châu Âu sâu sắc và lâu dài hơn nhiều so với nhận định ​​của một số nhà đầu tư, AP đưa tin.