“Chiến thuật biển người trên biển”

“Chiến thuật biển người trên biển”
TP - Việc Trung Quốc xua tàu cá của tỉnh Hải Nam xuống Biển Đông đánh bắt đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên báo chí quốc tế.

> Trung Quốc đưa 9000 tàu cá ra Biển Đông

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 2-8 viết: “Việc Trung Quốc đưa đội tàu quy mô lớn như thế xuống Biển Đông là thực thi chiến thuật biển người trên biển, nhằm đạt ý đồ tăng cường kiểm soát trên thực tế của họ đối với vùng biển tranh chấp trên Biển Đông”.

Hãng này nhận định: Với hành động đưa gần 1 vạn tàu cá tràn xuống đánh bắt ở vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông, rất có thể cuộc chiến nghề cá giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines lại bùng lên.

Trung Quốc từng sử dụng chiến thuật biển người trên biển trong vụ tranh chấp bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Báo Kinh tế hằng ngày của Hàn Quốc ngày 2-8 bình luận: Trung Quốc đưa đội tàu cá lớn phủ kín Biển Đông là nhằm ngăn cản ngư dân Việt Nam và Philippines hành nghề.

Trước đây, khi xảy ra vụ tranh chấp bãi Scarborough, hơn 100 tàu cá Trung Quốc thể hiện sức mạnh phong tỏa các tàu cá của Philippines.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong (Trung Quốc) ngày 2-8 đăng bài Đội đánh bắt cá thực thi nhiệm vụ đầy nguy hiểm, cho rằng: “Kế hoạch đánh bắt vùng nước sâu bao gồm vùng biển có tranh chấp sẽ không tránh khỏi việc khiêu khích Việt Nam và Philippines”.

Báo này dẫn lời một quan chức quân sự Trung Quốc giấu tên nói: “Tiếp nối hành động bắt đầu tuần tra quân sự trên Biển Đông hồi tháng trước, việc đội tàu cá hùng hậu tràn xuống Biển Đông đánh bắt chính là một biện pháp khác để tăng cường thêm đòi hỏi chủ quyền (của Trung Quốc) đối với lãnh hải. Trung Quốc đã quyết định thay đổi lập trường bị động trước đây, chuyển sang áp dụng biện pháp tích cực, bao gồm thâm nhập sâu hơn vào việc khai thác tài nguyên nghề cá ở Biển Đông”.

Bài báo dẫn lời Phó Côn Thành, một chuyên gia về luật biển của Đài Loan, nói: “Trong tương lai không xa, tại Biển Đông có thể sẽ xuất hiện một cuộc đấu tranh mới xung quanh việc đánh bắt cá và tranh chấp lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh vẫn ở vào vị trí có lợi thế nhất”.

Ông này cho rằng: “Tỉnh Hải Nam đã trang bị cho ngư dân những con tàu tốt, khuyến khích họ tới những vùng biển tranh chấp đánh bắt, cho dù có xảy ra đối đầu với tàu cá nước ngoài thì với số lượng lớn tàu cùng xuất phát như thế cũng sẽ an toàn hơn. Các tàu kéo lưới của Hải Nam có thể sẽ kết thành đội khi kéo ra vùng biển quốc tế đánh bắt giống như ngư dân Đài Loan đã làm để đối phó với tàu quân sự của Indonesia trước đây”.

Tuy nhiên, Phó Côn Thành cũng chỉ ra rằng, cách làm này chứa đựng sự nguy hiểm vì “kế hoạch đánh bắt biển sâu của đội tàu cá Hải Nam nhất định bao gồm cả vùng biển tranh chấp, điều này khó tránh khỏi khiêu khích Việt Nam và Philippines. Họ có thể sẽ áp dụng biện pháp đối phó, rất dễ làm gia tăng mức độ tranh chấp”.

Hãng tin Reuters của Anh hôm 2-8 cũng phát đi bài Trung Quốc bắt đầu cuộc tiến công dầu mỏ ở Biển Đông, cho rằng: “Trung Quốc lúc đầu mở cuộc tiến công ngoại giao ở Biển Đông, tiếp đó là thể hiện về mặt quân sự. Bây giờ, họ đang bắt đầu “mặt trận thứ ba”: cho Cty CNOOC hồi cuối tháng 6 lần đầu tiên gọi thầu quốc tế các lô dầu khí lớn ở khu vực vùng biển tranh chấp (thực ra là nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam). Việc mở thầu sẽ được tiến hành trước tháng 6 - 2013”.

Theo Reuters, hôm 2-8, một quan chức chính phủ Hàn Quốc đã “cảnh cáo Trung Quốc đừng làm cho tình hình xấu thêm”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Xáo trộn nhân sự cấp cao ở nhiều doanh nghiệp đình đám

Xáo trộn nhân sự cấp cao ở nhiều doanh nghiệp đình đám

TPO - Becamex IDC miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của ông Giang Quốc Dũng, miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật nhiệm kỳ II từ năm 2023 - 2028 của ông Phạm Ngọc Thuận. Còn PV Drilling nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ông Hoàng Xuân Quốc.
Khách nước nào đến Việt Nam đông nhất?

Khách nước nào đến Việt Nam đông nhất?

TPO - Theo số liệu vừa công bố của Cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay có 10,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 26% so với năm 2019 - thời hoàng kim của du lịch Việt trước dịch Covid-19. Khách Trung Quốc đến nước ta đông nhất, với hơn 2,7 triệu lượt.
Việt Nam xuất siêu 7,6 tỷ USD

Việt Nam xuất siêu 7,6 tỷ USD

TPO - Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025. Mỹ tiếp tục là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 70,9 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm. Việt Nam duy trì xuất siêu sang Mỹ khoảng 62 tỷ USD.