Biển Đông 2013: giấc mơ, nguyên trạng hay... 'tận thế'?

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Đường lưỡi bò ở Biển Đông khiến các nước kịch liệt phản đối
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Đường lưỡi bò ở Biển Đông khiến các nước kịch liệt phản đối
TPO - Tờ Jakarta Post của Indonesia phân tích ba kịch bản có thể diễn ra ở Biển Đông năm 2013 sau khi đã 'dậy sóng' nhiều lần trong năm 2012.

Bước sang năm 2013, tờ báo Jakarta Post của Indonesia đưa ra những nhận định và kịch bản tương lai cho Biển Đông.

Việc dự đoán tương lai của Biển Đông được dựa trên sáu yếu tố quyết định quan trọng đến sự ổn định.

Một là sự hiện diện của một thế lực “bá quyền” hùng mạnh và động cơ để tạo nên trật tự ổn định.

Hai là sự phân bố cân bằng sức mạnh quân sự và tránh các hành vi hung hăng quá mức.

Ba là tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, giải quyết các tranh chấp trong hòa bình.

Bốn là xu hướng duy trì quan hệ hợp tác phát triển kinh tế quốc tế. Năm là sự hiện diện của các tổ chức đối thoại và hợp tác theo đúng thể thức.

Sáu là liên kết các tổ chức mong muốn giải pháp hòa bình và hai bên cùng có lợi trong nước.

Do đó, kịch bản nào cho tranh chấp Biển Đông năm 2013? Liệu sáu yếu tố trên có phù hợp với tình hình hiện tại? Sau đây là ba kịch bản có thể của Biển Đông: Kịch bản “Ngày Tận thế”, “Giấc mơ” và “Nguyên trạng”.

Kịch bản “Ngày Tận thế” là trường hợp hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là cuộc xung đột nổ ra giữa các bên tranh chấp và có liên quan đến Mỹ.

Cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn có thể xuất phát từ sự bất lực của Mỹ để duy trì tính trung lập trong tranh chấp hoặc cũng có thể xuất phát từ việc Mỹ rút tòan bộ quân khỏi khu vực, các cuộc đàm phán khu vực hoàn toàn thất bại, các quy tắc quốc tế bị bỏ qua.

Kịch bản “Giấc mơ” là khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ được giải quyết hoàn toàn một cách hòa bình và tất cả cùng có lợi. Để kịch bản này xảy ra, các bên tranh chấp sẽ phải có quan điểm thực tế và phải đạt được sáu yếu tố bên trên.

Kịch bản “Nguyên trạng” là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong vòng 10 năm tới. Đó là các bên tranh chấp có thái độ “nửa vời” để giải quyết các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và duy trì ổn định.

Theo những thông tin hiện tại thì khả năng về một cuộc xung đột lớn khó có thể xảy ra.

Các nhà phân tích quân sự tại Viện nghiên cứu HIS Jane cho biết các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm các bên tranh chấp cùng đồng loạt tăng chi tiêu quốc phòng lên 13.5% (24.5 tỉ USD) năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ tăng đến 40 tỉ USD vào năm 2016. Điều này sẽ khiến Trung Quốc bớt “hung hăng” hơn đối với các bên tranh chấp khác.

Một yếu tố ổn định khác đó là Mỹ. Mỹ đã chuyển trọng tâm sang Châu Á- Thái Bình Dương vào năm 2009 bao gồm các cam kết giúp “kìm nén” căng thẳng bởi khu vực này có giá trị quan trọng về kinh tế và chiến lược. Gần 1/3 số tàu thuyền của cả thế giới phải đi qua khu vực này.

Một dấu hiệu khác nữa là việc ông Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư  ĐCS Trung Quốc. Trong cuộc họp thường niên với các nước thành viên ASEAN được tổ chức ở thành phố Nam Ninh, phía nam Trung Quốc gần đây, ông Tập cho biết Trung Quốc cam kết về một “giải pháp phát triển chung và hòa bình trong khu vực tranh chấp”.

Phan Yến
Theo Jakarta Post

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.