Trung Quốc dè dặt, Phillipines đòi vẽ lại bản đồ Biển Đông

Trung Quốc dè dặt, Phillipines đòi vẽ lại bản đồ Biển Đông
TPO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho biết Trung Quốc hy vọng không có thêm bất cứ xung đột nào liên quan đến bãi cạn Hoàng Nham (Philippines gọi là Scarborough).

> Trung Quốc phản ứng việc Philippines đưa ra tòa LHQ
> Lập trường của Việt Nam trước việc Philippines khởi kiện Trung Quốc
> Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án LHQ
> Tranh chấp biển Hoa Đông, Biển Đông 'bóp chết' ngành du lịch?

Theo Tân Hoa Xã, phát biểu của người phát ngôn Hồng Lỗi đưa ra sau khi Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III tuyên bố bên lễ Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Thụy Sĩ rằng Philippines sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham.

“Trung Quốc hy vọng tình hình quanh bãi cạn Hoàng Nham (mà Philippines gọi là Scarborough) sẽ ổn định và không có thêm xung đột nào xảy ra”, ông Hồng Lỗi phát biểu.

Bãi cạn
Bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn lên tiếng khẳng định chủ quyền của bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham là của Trung Quốc, đồng thời đổ lỗ cho các tàu cá quân sự Philippines quấy rối tàu cá Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái đã gây ra tranh chấp này.

“Bãi cạn Hoàng Nham là một phần lãnh thổ không thể chối cãi của Trung Quốc”, dẫn lời ông Hồng Lỗi.

Cùng với phát biểu này, người phát ngôn Hồng Lỗi đã lên tiếng kêu gọi hai bên cùng giải quyết thông qua đàm phán song phương và chất vấn như tất cả các bên đã nhất trí thảo thuận. Hồi tháng sáu năm ngoái, ông cũng đã kêu gọi Manila “kiềm chế không nên có bất cứ hành động nào làm phức tạp vấn đề tranh chấp, làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.

Trước đó, ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết chính phủ Phillipines đã đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án Liên hợp quốc (LHQ).

Tổng thống Philippines ngày 26 1 cũng lên tiếng cáo buộc Trung Quốc quấy rối hai tàu cá của Philippinest trên vùng biển tranh chấp buộc một chiếc tàu phải rời khỏi nơi neo đậu.

Philippines đòi 'vẽ lại bản đồ Biển Đông'

Trang tin Inquirer.net hôm nay đưa tin, một bản đồ “vẽ lại Biển Đông” của Philippines đã được chính thức đổi tên khu vực hàng hải phía Tây của quần đảo trên Biển Tây Philippines (tức Biển Đông). Động thái này nhằm củng cố chủ quyền và xác định được vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines theo quy chế của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS), nguồn tin cho biết.

Giám đốc Điều hành của Cục Bản đồ và thông tin tài nguyên quốc gia Philippines Paquito Ochoa Jr
Giám đốc Điều hành của Cục Bản đồ và Thông tin Tài nguyên Quốc gia Philippines Paquito Ochoa Jr .

Inquirer cho hay, bản đồ “vẽ lại Biển Đông” do Cục Bản đồ và Thông tin Tài nguyên Quốc gia Philippines chế bản gồm “các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”. Bản đồ này hiện đang được xem xét và chờ tổng thống Aquino chính thức thông qua.

Bản đồ “vẽ lại Biển Đông” được chế bản nhằm phù hợp với Lệnh hành chính 29 (AO) đổi tên các khu vực hàng hải ở quần đảo phía Tây Philippines bao gồm biển Luzon và vùng ngoài khơi tiếp giáp với nhóm đảo Kalayaan (nhóm đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Cũng theo nguồn tin, Tổng thống Philippines đã ban hành AO vào hồi đầu tháng 9 năm ngoái. Theo đó bản đồ này sẽ đổi tên Biển Đông thành “Biển Tây Phillipines” trên bản đồ hành chính nước này.

Bản đồ “vẽ lại Biển Đông” theo ông Gilberto Asuque, trợ lý ngoại giao Cục Bản đồ và thông tin tài nguyên quốc gia Philippines sẽ củng cố chủ quyền, quyền tài phán, xác định đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines theo quy chế Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS).

“Việc đặt tên cho vùng biển và ngoài khơi ở khu vực hàng hải quốc gia của chúng tôi là một quyền chủ quyền”, dẫn lời trợ lý ngoại giao Gilberto Asuque.

Inquirer cũng cho biết thêm, Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền ở những khu vực có trữ lượng dầu khí và khí đốt lớn nằm trên tuyến đường biển vận chuyển quan trọng đối với thương mại toàn cầu ở Biển Đông.

Nguyễn Thủy
Theo Tân Hoa Xã, Inquirer

Theo Dịch
MỚI - NÓNG