Trung Quốc hất Mỹ, thành cường quốc biển năm 2030?

Trung Quốc hất Mỹ, thành cường quốc biển năm 2030?
Đến năm 2030 liệu Trung Quốc có trở thành một cường quốc biển thực thụ trên mọi lĩnh vực? Bài viết phân tích và đưa ra 7 điểm Trung Quốc cần thực hiện để trở thành một cường quốc biển trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực vào năm 2030.

Trung Quốc hất Mỹ, thành cường quốc biển năm 2030?

Trung Quốc khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường
> Trung Quốc thừa nhận có nhiều làng ung thư

Đến năm 2030 liệu Trung Quốc có trở thành một cường quốc biển thực thụ trên mọi lĩnh vực? Bài viết phân tích và đưa ra 7 điểm Trung Quốc cần thực hiện để trở thành một cường quốc biển trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực vào năm 2030.

Trung Quốc hất Mỹ, thành cường quốc biển năm 2030? ảnh 1
 

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” mới đây đăng bài viết của Trương Kiến Cương, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chính trị hải dương chiến lược thuộc Đại học Hải dương Quảng Đông, trong đó vị chuyên gia này cho rằng Báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi xây dựng cường quốc biển là chiến lược phát triển quốc gia, đây là yêu cầu thời đại của toàn thể con cháu Viêm Hoàng, là tiến trình tất yếu của lịch sử Trung Quốc. Tác giả định nghĩa cường quốc biển là chỉ sự tổng hoà về sức mạnh kinh tế và sức mạnh vũ trang trên biển, là chỉ quốc gia có thực lực tổng hợp lớn mạnh trên các mặt như khai thác biển, sử dụng biển, bảo vệ biển và quản lý biển, trong đó Mỹ và Nhật Bản ngày nay chính là hệ tham chiếu.

Tác giả đã đưa ra 7 đặc điểm chủ yếu để Trung Quốc có thể trở thành cường quốc biển trong tương lai:

Hải quân mạnh với 4 sứ mệnh chiến lược

Thứ nhất, để trở thành cường quốc biển, Trung Quốc cần có một lực lượng hải quân hùng mạnh. Để tương xứng với các cường quốc biển, Hải quân Trung Quốc đầu tiên cần bắt đầu từ việc bảo vệ Đông Hải (Biển Hoa Đông), Biển Đông, bảo vệ quyền lợi biển của mình. Đến khi đó, Hải quân Trung Quốc có thể gánh vác và hoàn thành 4 sứ mệnh chiến lược: một là bảo vệ thống nhất tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, đồng thời mở rộng phòng thủ chiều sâu khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc; hai là bảo đảm thông suốt tuyến đường trên biển liên quan đến kinh tế quốc dân, bảo vệ tự do hàng hải của các đoàn tàu thương mại Trung Quốc; ba là bảo vệ thương mại ở nước ngoài và lợi ích đầu tư ngày càng mở rộng của Trung Quốc; bốn là đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới và an ninh biển.

Theo tác giả, đến khi đó Hải quân Trung Quốc đã hình thành cục diện phòng thủ biển trên 5 phương diện gồm lục quân, hải quân, không quân, vũ trụ và mạng; xây dựng hạm đội biển khơi hùng mạnh, đi theo hướng biển khơi, bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, Trung Quốc cần phải đưa vào sử dụng ít nhất từ 6 đến 8 chiếc tàu sân bay, trong đó 2 đến 4 chiếc tuần tra thường trực tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, 2 chiếc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tiếp tế hậu cần, 2 chiếc duy tu bảo dưỡng.

Hải quân Trung Quốc sẽ có thể thực thi chiến lược phòng ngự chủ động và phòng ngự biển khơi, tích cực mở rộng vùng đệm chiến lược ra bên ngoài, tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc không những có thể phản kích những kẻ xâm lược trên biển, mà còn có thể tấn công “nhường trước lấn sau” đối với các nước xâm lược trên biển. Lực lượng hải quân hùng mạnh này có thể giành chiến thắng trong thực tiễn chiến tranh cục bộ. Thông qua xây dựng hiện đại hoá hải quân nhằm giải quyết các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống mà Trung Quốc phải đối mặt.

Thứ hai, tổng lượng kinh tế biển của Trung Quốc cần chiếm từ 1/3 - 1/2 GDP. Tác giả cho rằng diện tích biển của Trung Quốc là hơn 3 triệu km 2 , chiếm 1/3 tổng diện tích lãnh thổ đất liền Trung Quốc, nhưng kinh tế biển chỉ chiếm chưa đầy 10% GDP. Trong khi đó, kinh tế bờ biển và kinh tế biển của Mỹ hiện nay đã chiếm đến 75% công ăn việc làm và 51% GDP trong tổng thể nền kinh tế Mỹ. Khi trở thành cường quốc biển, kinh tế biển của Trung Quốc cần thực hiện mô hình phát triển nhất thể hoá giữa biển, bờ biển và lục địa, thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển.

Trong phương diện các ngành nghề gần bờ có thể học tập khuôn mẫu Nhật Bản. Diện tích vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Nhật Bản đạt hơn 4,5 triệu km 2 , lớn gấp 12 lần diện tích lãnh thổ đất liền của Nhật Bản. Từ thập niên 60 của thế kỷ trước đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã chuyển dịch trọng tâm phát triển kinh tế từ ngành công nghiệp nặng sang phát triển sản ngành nghề biển, nhanh chóng hình thành kết cấu kinh tế biển hiện đại lấy các ngành kỹ thuật công nghệ cao như khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, công trình biển làm trụ cột. Ngoài ra, một số thành phố duyên hải Trung Quốc cũng có thể học tập mô hình của Xinhgapo phát triển chủ yếu dựa vào vận tải biển, cảng biển.

Thứ ba, Trung Quốc cần có khoa học kỹ thuật biển và năng lực khai thác phát triển biển rất mạnh. Khai thác phát triển biển chủ yếu chỉ khai thác tài nguyên biển và khai thác kỹ thuật biển, bao gồm công nghiệp và giao thông tàu biển, chế tạo và lắp đặt cáp điện thông tin đáy biển, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản biển, thực phẩm và dược phẩm sinh học biển; khử mặn nước biển và sử dụng các công trình phát điện bằng sức gió, sóng, thuỷ triều; bảo vệ giám sát môi trường biển và xử lý ô nhiễm biển, cảnh báo, dự báo thiên tai biển, nuôi trồng thuỷ hải sản gần bờ, xa bờ, đánh bắt cá đại dương…

Đến khi đó, năng lực khai thác phát triển biển kể trên của Trung Quốc sẽ đạt được tiến triển, ngành dầu khí biển, công nghiệp gần cảng, ngành trung chuyển hàng hoá hiện đại, ngành du lịch biển lấy kỹ thuật công nghệ cao làm trụ cột trở thành chủ thể của phát triển kinh tế. Thu nhập từ du lịch và nghỉ dưỡng biển của Mỹ đạt 30 tỷ USD, chiếm 49% tổng thu nhập du lịch của cả nước Mỹ. Đến khi đó, Trung Quốc cần có 30 chiếc giàn khoan biển sâu giống như giàn khoan “CNOOC 981” được Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng trong năm 2012, vùng Biển Đông và đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ được xây dựng thành “Đại Khánh biển sâu”, việc Trung Quốc tự khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển của mình và vùng biển quốc tế sẽ trở nên hết sức bình thường.

Thứ tư, Trung Quốc cần có năng lực kiểm soát biển rất mạnh. Đến năm 2030, công tác quản lý biển của Trung Quốc sẽ có những bước đi mới, lực lượng quản lý biển nhiều đầu mối hiện nay sẽ được chấn chỉnh, xây dựng cơ chế “cảnh sát biển”, thành lập lực lượng “cảnh sát 110 trên biển” (cảnh sát 110 của Trung Quốc có hình thức như cảnh sát 113 của Việt Nam-ND), hoàn thành 3 chức trách: giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên biển; giám sát bảo vệ và cứu hộ môi trường biển; giám sát vào bảo vệ chủ quyền biển.

Hiện nay, số lượng tàu thi hành pháp luật của cả hai ngành hải giám và ngư chính Trung Quốc chưa đến 500 chiếc, tàu trên 1.000 tấn cũng chưa đến 50 chiếc. Đến năm 2030, “cảnh sát 110 trên biển” của Trung Quốc cần có 60 chiếc tàu thi hành pháp luật trên biển giống như tàu hải giám 83 và tàu ngư chính 206 có trọng tải trên 3.000 tấn và khoảng 900 tàu trọng tải 1.000 tấn, đạt trình độ mỗi 3.000 km 2 vùng biển bố trí một tàu tuần tra thi hành luật pháp có trọng tải nghìn tấn. Khi đó ngư dân Trung Quốc có thể tiến hành sản xuất, đánh bắt cá an toàn tại vùng biển của mình, đội tàu vận tải biển và công trình biển cũng không bị cướp biển đe doạ, uy hiếp.

Chiếm đảo nhỏ để giành vùng đặc quyền kinh tế

Thứ năm, Trung Quốc cần có ý thức biển và văn hoá biển toàn dân. Tác giả cho rằng đến năm 2030, văn hoá biển sẽ được toàn xã hội tiếp thu. Việc giáo dục văn hoá biển của Trung Quốc không chỉ cần đưa vào sách giáo khoa lịch sử, địa lý, mà còn phải đưa vào sách ngữ văn, toán học trong trường học. Đến khi đó, mỗi học sinh Trung Quốc đều biết sự thật trong đại dương, nếu anh chiếm được một đảo nhỏ mấy chục mét vuông có điều kiện cho con người sinh sống, căn cứ quy định “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển” thì có thể được quyền sử dụng vùng đặc quyền kinh tế 430.000 km 2 , rộng gấp hơn 4 lần diện tích toàn tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc.

Thứ sáu, Trung Quốc cần có quy hoạch chiến lược biển mang tính toàn cầu. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ cần quản lý tốt, sử dụng tốt cơ nghiệp về biển do cha ông để lại mà còn phải khai thác và sử dụng tốt tài sản chung của toàn nhân loại - đó là 4 đại dương. Trung Quốc phải coi trọng hơn việc xây dựng trạm Trường Thành, Trung Sơn và Côn Lôn tại Nam Cực, coi trọng việc khảo sát khoa học và địa vị chiến lược của Bắc Băng Dương.

Thứ bảy, Trung Quốc cần hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất tổ quốc, giải quyết các đảo và vùng biển có tranh chấp. Đến năm 2030, tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi biển với các nước láng giềng, nhất là vấn đề tranh chấp như đảo Điếu Ngư/Senkaku, quần đảo Trường Sa đã cơ bản được giải quyết, có một số vùng biển tranh chấp nghiêm trọng được phân định thành khu vực cùng khai thác do phía Trung Quốc làm chủ. Tác giả chủ quan cho rằng khi đó, các nước như Nhật Bản, Philipinnes, Việt Nam sẽ buộc phải quen và phát triển trong vành đai lớn thịnh vượng của Trung Hoa, hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tác giả cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện được giấc mộng cường quốc biển chứ không phải là nước bá quyền biển, đây là lời hứa trang nghiêm của Trung Quốc đối với nhân dân các nước trên thế giới. Nếu hỏi còn bao lâu nữa Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển? Tác giả dự đoán đến khoảng năm 2030 - 2035 Trung Quốc có thể thực hiện điều này. Ngày 11/12/2012, Ủy ban Tình báo quốc gia Mỹ công bố báo cáo “Xu hướng toàn cầu năm 2030”, trong đó khẳng định thời đại bá quyền Mỹ sẽ kết thúc vào năm 2030, đồng thời đón nhận thế giới dân chủ hoá đa cực. Điều này cho thấy rõ trong khoảng thời gian 20 năm tới, Trung Quốc hoàn toàn có môi trường quốc tế thuận lợi để hoàn thành giấc mộng cường quốc biển.

Theo Hoàn Cầu/NCBĐ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.