Ai đóng giả 'đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam'?

Ai đóng giả 'đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam'?
TPO – Xung quanh cựu binh Mỹ John Hartley Robertson, người đã chết năm 1968, từ lâu đã có nhiều thông tin bịa đặt. Cơ quan tìm kiếm lính Mỹ mất tích (DPMO) năm 2009 đã có kết luận chính thức về sự việc này.

> ‘Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam' là bịa đặt

> Phát hiện đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở vùng núi Việt Nam?

Như Tiền Phong đã thông tin, bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim Michael Jorgensen chính thức khởi chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada đang gây xôn xao dư luận vì thông tin cựu binh Robertson, thuộc lực lượng đặc nhiệm Mũ nồi xanh tham chiến ở Việt Nam, vẫn còn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.

Bức ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi tới DPMO ngày 18/6/2008. Nguồn:DPMO
Bức ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi tới DPMO ngày 18/6/2008. Nguồn:DPMO.

Tuy nhiên, các nguồn tin đều khẳng định đây là thông tin bịa đặt và nhà làm phim Jorgensen đã bị lừa hoặc cố tình (?).

Ngay từ tháng 2/2009, DPMO đã có bản kết luận dài 16 trang bác bỏ mọi thông tin không đúng sự thật về cựu binh Robertson từng gây xôn xao trong nhiều năm.

Những bức ảnh đầu tiên gửi kèm tài liệu cho rằng cựu binh Robertson còn sống được gửi tới cho DPPMO tháng 11/2003. Nguồn: DPMO
Những bức ảnh đầu tiên mờ ảo gửi kèm tài liệu cho rằng cựu binh Robertson còn sống được gửi tới cho DPMO tháng 11/2003. Nguồn: DPMO.

Vụ lừa đầu tiên năm 2002

DPMO cho biết họ nhận được hàng tá báo cáo liên quan đến cựu binh Robertson. Thông tin đầu tiên về việc Robertson còn sống mà DPMO nhận được là vào năm 2002 bao gồm 1 trang giấy in trong đó có 2 dấu vân tay và chữ ký (được xác định là giả) của Robertson. Thông tin được gửi đến cho DPMO khẳng định cựu binh Robertson bị bắt ngày 20/5/1968 (không chết khi máy bay rơi như đã xác nhận trước đây).

Theo thông tin chính thức của DPMO, Robertson ở trên chiếc trực thăng H-34 bị trúng đạn và rơi xuống sườn đồi. Những người Mỹ có mặt ở gần đó xác nhận không ai trên máy bay sống sót, nhưng thi thể của cựu binh Robertson chưa được tìm thấy.

Những năm tiếp theo, thông tin về cựu binh Robertson liên tục được tung ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của DPMO, hầu hết thông tin liên quan đến cựu binh Robertson như trường trung học nơi ông đã học, tên anh chị em, địa chỉ…đều không đúng sự thật.

Người Việt đóng giả là đặc nhiệm Mỹ?

Những bức ảnh đầu tiên được cho là của cựu binh Robertson hiện còn sống được gửi tới DPMO ngày 21/11/2003 kèm theo các thông tin không chính xác. Những bức ảnh đầu tiên này khá mờ ảo và là của một người đàn ông châu Á.

Các báo cáo khác gửi tới DPMO sau đó sử dụng ảnh của những người khác nhau mà họ cho rằng đó là cựu binh Robertson và thậm chí trên ảnh còn có chữ kỹ của Robertson.

Ảnh tự cho là Robertson mà DPMO nhận được ngày 9/11/2005
Ảnh tự cho là Robertson mà DPMO nhận được ngày 9/11/2005.

Bức ảnh được nhiều người gửi nhất là của người đàn ông mà năm 2006 được thẩm vấn bởi các viên chức Mỹ. Vào thời điểm đó, người đàn ông này thừa nhận mình là công dân Việt Nam có tên là Dang Than Ngoc. Ông Ngoc cũng thừa nhận mình được sử dụng cho những thông tin giả mạo. Sau đó có nhiều bức ảnh (có cả ảnh màu) đều là ông Ngoc đóng giả Robertson tiếp tục được gửi tới cho DPMO.

Cựu binh Robertson năm 1966
Cựu binh Robertson năm 1966.

Năm 2008, ông Ngoc được đưa tới Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh (Cămpuchia) để kiểm tra vân tay. Vân tay của ông Ngọc được gửi về Mỹ để kiểm tra và ngày 13/2/2009, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) kết luận vân tay của ông Ngọc không khớp với vân tay chính thức của cựu binh Robertson.

Năm 2006, ông Ngoc thừa nhận với các viên chức Mỹ rằng mình là người trong ảnh chứ không phải là cựu binh Robertson. Nguồn: DPMO
Năm 2006, ông Ngoc thừa nhận với các viên chức Mỹ rằng mình là người trong ảnh chứ không phải là cựu binh Robertson. Nguồn: DPMO .

Các báo cáo về cựu binh Robertson có nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết khẳng định ông còn sống, kết hôn với phụ nữ địa phương và có con. Không có báo cáo nào về Robertson gửi tới DPMO có đủ mọi thông tin chính xác, có cơ sở, hoặc có nguồn cung cấp thông tin rõ ràng. Khi được DPMO yêu cầu cung cấp thêm thông tin thì người gửi báo cáo tới đều không đáp ứng.

Theo thông tin trên các diễn đàn mạng của cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, người đàn ông tên Việt Nam (ông Ngoc) này có thể là một người Pháp hoặc người Việt gốc Pháp lấy vợ người Việt, có con và sinh sống ở Cămpuchia.

Xem thêm ảnh:

Một bức ảnh khác của ông Ngoc đóng giả là Robertson. Nguồn: DPMO
Một bức ảnh khác của ông Ngoc đóng giả là Robertson. Nguồn: DPMO.
Bức ảnh này được gửi tới cho DPMO ngày 5/12/2007. Trong ảnh được xác định là ông Ngoc, không phải Robertson
Bức ảnh này được gửi tới cho DPMO ngày 5/12/2007. Trong ảnh được xác định là ông Ngoc, không phải Robertson.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.