Báo Mỹ: TQ hung hăng, châu Á chạy đua vũ trang

Báo Mỹ: TQ hung hăng, châu Á chạy đua vũ trang
TPO - Các nhà phân tích của Washington cho rằng các nước châu Á đua nhau mua sắm vũ khí là do cái gọi là “sự hung hăng” của Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông gây ra.

Báo Mỹ: TQ hung hăng, châu Á chạy đua vũ trang

TPO - Các nhà phân tích của Washington cho rằng các nước châu Á đua nhau mua sắm vũ khí là do cái gọi là “sự hung hăng” của Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông gây ra.

Theo tin của website quân sự Defense News của Mỹ, do cục diện và sự cạnh tranh trong khu vực ngày càng phức tạp, các nước châu Á đang phải tăng cường mua vũ khí quân sự để đối phó với những thách thức mới.

Trong 20 năm tới, ngân sách chi cho hải quân và lực lượng an ninh trên biển của khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm 26% toàn cầu, lên tới gần 200 tỉ USD.

Hải quân Trung Quốc trận diễu võ giương oai ở Biển Đông
Hải quân Trung Quốc trận diễu võ giương oai ở Biển Đông.
Thời gian gần đây, Trung Quốc thường xuyễn tổ chức diễn tập bắn đạn thật đê thị uy
Thời gian gần đây, Trung Quốc thường xuyễn tổ chức các cuộc diễn tập bắn đạn thật đê thị uy.

Bob Nugent - phó tổng giám đốc công ty quốc tế AMI – một công ty chuyên về phân tích hải quân ở Washington cho biết, lực lượng hải quân mới tăng của châu Á và Australia bao gồm 6 tàu sân bay, 128 tàu tác chiến trên biển và trên đất liền, 21 tàu tiếp viện, 12 tàu hộ vệ hạng nhẹ, hai tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm. Trong đó, Trung Quốc có 172 tàu, Hàn Quốc 145 tàu, Nhật Bản 74 tàu.

Bài viết cho biết “do cảm thấy lo ngại trước Trung Quốc”, Nhật Bản và Hàn Quốc đã xây dựng một số đề án đặt mua một số tàu ngầm, tàu khu trục Aegis và tàu chiến lưỡng cư. Tuy nhiên, ông Bob Nugent cho biết: “Trước khi vấp phải mối đe dọa từ sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã xây dựng các đề án này. Lúc ấy, mối đe dọa của họ đến từ nhiều phía. Đối với Nhật Bản là Nga, đối với Hàn Quốc là Triều Tiên, những nhân tố này đã thôi thúc Nhật Bản, Hàn Quốc quyết định gia tăng số lượng tàu chiến”.

Ông Sam Bateman – chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Học viện quan hệ quốc tế trường Đại học công nghệ Nanyang (Singapore) cho biết, các nhà phân tích của Washington cho rằng các nước châu Á đua nhau mua sắm vũ khí là do cái gọi là “sự hung hăng” của Trung Quốc ở biển Đông gây ra. Tuy nhiên, đối với các nước như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, tình hình lại phức tạp hơn.

Tốc độ đóng mới và số lượng các tàu chiến mới được Trung Quốc hạ thủy hàng năm khiến người ta lo ngại
Tốc độ đóng mới và số lượng các tàu chiến mới được Trung Quốc hạ thủy hàng năm khiến người ta lo ngại.

Ông Sam Bateman nói, ngoài cái gọi là “mối đe dọa từ phía Trung Quốc”, còn tồn tại một số “nhân tố khác” như muốn thực hiện chiến lược hiện đại hóa quân sự, kinh tế phát triển khiến nhu cầu năng lượng gia tăng, đảm bảo cho an ninh năng lượng và các vấn đề tranh chấp lãnh thổ từ lâu chưa được giải quyết… Ngoài ra, các hoạt động quân sự của khu vực này không ngừng gia tăng nên đã tạo ra “hiệu ứng làm mẫu”. Các nước cung cấp vũ khí tích cực marketing, thúc đẩy tiêu thụ… cũng là những nguyên nhân khiến các nước châu Á tăng cường mua sắm vũ khí.

Đối với Nhật Bản, năm nay chính phủ nước này đã chi 70 tỉ Yên (720 triệu USD) để mua một tàu khu trục đa chức năng mẫu DD với lượng choán nước lên tới 5.000 tấn, khả năng thăm dò tàu ngầm của loại tàu này được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã bỏ ra 53,1 tỉ Yên đặt mua tàu ngầm lớp SS kiểu mới và chi nhân sách kéo dài thời hạn sử dụng của hạm đội tàu ngầm, tăng số lượng tàu ngầm từ 16 chiếc lên 22 chiếc.

Điều đáng nói hơn là, Nhật Bản còn đặt mua 4 tàu khu trục DDH mang máy bay trực thăng, ngoài ra chưa kể đến 2 tàu chiến 13.500 tấn và 2 mẫu hạm 22 DDH. Lượng giãn nước của 22DDH là 19.500 tấn, và nếu chở đủ tải, lượng giãn nước của nó sẽ là 27.000 tấn. Chiếc 22DDH có trị giá 1,04 tỷ USD, có thể mang theo 14 trực thăng chiến đấu, 4.000 lính và 50 chiến xa. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, mỗi chiếc tàu 22DDH có thể mang 9 trực thăng và được trang bị 2 hệ thống vũ khí cận phòng và hai hệ thống tên lửa phòng không Sea RAM. Ngoài ra, tàu còn được trang bị vũ khí chống ngầm bao gồm một bộ nghi trang cơ động và đài phát nhiễu siêu âm nổi. Tàu này cũng có thể được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng.

Nhật cũng đang tăng cường sức mạnh hải quân nhằm đối phó với sự uy hiếp từ phía Trung Quốc
Nhật cũng đang tăng cường sức mạnh hải quân nhằm đối phó với sự uy hiếp từ phía Trung Quốc.

Tại Đông Nam Á, về phía Philippines, tổng thống nước này đã duyệt chi ngân sách 60 triệu USD để mua một tàu tuần tra hải quân và 6 chiếc máy bay trực thăng. Từ năm 2012, Manila đã thực hiện một chương trình hiện đại hóa quân sự kéo dài trong 5 năm với tổng trị giá 900 triệu USD, đồng thời tuyên bố mua một tàu hộ vệ đã tân trang, máy bay C-130 và nhiều máy bay trực thăng chiến đấu.

Năm 2009, Việt Nam thông báo mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga. Sau đó, năm 2011, Việt Nam đã tăng cường hiện đại hóa lực lượng quân đội, tiếp nhận nhiều máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trang bị tên lửa Kh-59MK cho các máy bay này.

Huy Long (theo Phượng hoàng – Hồng Kông)

Theo Viết
MỚI - NÓNG