Đua phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa?

Đua phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa?
TPO - Hệ thống phòng thủ tên lửa không chỉ là tấm khiên bảo vệ mà còn là công cụ răn đe. Cuộc đua phát triển “tên lửa tấn công tên lửa' khiến cả Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel... đều không thể ngồi yên.

Đua phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa?

> Bí mật sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

> Nga chuẩn bị đòn tiến công 'tước khí giới' Mỹ

> Mỹ bày trận trước 'cửa nhà', báo TQ hô hào chiến tranh 

TPO - Hệ thống phòng thủ tên lửa không chỉ là tấm khiên bảo vệ mà còn là công cụ răn đe. Cuộc đua phát triển “tên lửa tấn công tên lửa' khiến cả Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel... đều không thể ngồi yên.

Đã từ lâu, những người tỏ thái độ nghi ngờ hệ thống phòng thủ tên lửa đều cho rằng, đây chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng, không có thực.

Đua phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa? ảnh 1

  Hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ

Tuy nhiên, các cuộc thí nghiệm đối kháng thành công giữa các cường quốc quân sự cho người ta thấy rằng “tên lửa tấn công tên lửa” không những là điều khả thi, mà mục tiêu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của các cường quốc quân sự ngày càng kiên định.

Nước cờ chiến lược

Thời gian vừa qua, nhiều nhà phân tích quân sự chỉ ra rằng, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đang trở thành nước cờ chiến lược của các cường quốc quân sự trong thời bình. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng cho vay thứ cấp ở châu Âu, ngân sách chi cho quốc phòng của một số nước có sự sụt giảm nhất định, nhưng ngân sách chi cho hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn tăng đều.

Tiền thân và nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa là hệ thống tên lửa phòng không, khi một quốc gia bị tên lửa đe dọa, quốc gia đó có thể sử dụng hệ thống phòng thủ bằng cách phóng tên lửa để đánh chặn tên lửa tấn công hoặc các bộ phận tổ thành khác nhằm đạt được mục đích phá hủy tên lửa tấn công hoặc khiến tên lửa của đối phương bị vô hiệu hóa. Mục tiêu phòng thủ của nó chủ yếu là tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật.

Cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Theo tiết lộ của báo chí nước ngoài, hiện tại Mỹ đang gấp rút tăng cường thí nghiệm cho tên lửa thuộc chương trình chế tạo hệ thống phòng thủ triển khai trên mặt đất đánh chặn tên lửa đạn đạo trong quỹ đạo tầm trung (GMD) và lá chắn tên lửa hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD ), nghiên cứu lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm.

Nga thì đang tích cực thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng không, tăng cường trang bị hệ thống S-400, hệ thống S-500 của Nga cũng sẽ được trang bị cho lực lượng phòng không Nga vào năm 2017. Ngoài ra, NATO, Israel, Nhật Bản, Ấn Độ... cũng đều đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa.

Chiến tranh giữa các vì sao và lá chắn tên lửa

Có thể thấy, sự ra đời của hệ thống phòng thủ tên lửa có mối liên hệ mật thiếp với sự phát triển của tên lửa hạt nhân. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, do bị hạn chế về công nghệ, đầu tiên Mỹ đã lựa chọn phương án sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân làm vũ khí phòng ngự. Chủ yếu có hệ thống Nike – Zeus, hệ thống Sentines, hệ thống Safeguard, muốn sử dụng hình thức đầu đạn hạn nhân nổ trong không trung để phá hủy tên lửa đạn đạo tấn công.

Đua phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa? ảnh 3
 

Tháng 3-1961, lần đầu tiên Liên Xô thí nghiệm thành công đánh chặn tên lửa đạn đạo bằng lực lượng chiến đấu thường quy, từ đó chứng minh được rằng tên lửa hoàn toàn có thể sử dụng trong các cuộc tấn công phòng ngự tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tức việc “tên lửa tấn công tên lửa” đã trở thành hiện thực. Thí nghiệm này khiến Mỹ ý thức được rằng, kỹ thuật phòng thủ tên lửa của Mỹ đã bắt đầu tụt hậu so với Liên Xô. Chính vì thế, sau khi xem xét nhiều yếu tố, cuối cùng Mỹ và Liên Xô đã ký kết thỏa thuận hạn chế phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, tức Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM.

Mặc dù Hiệp ước ABM có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược, tuy nhiên rất nhiều vấn đề bị giới hạn không được nêu rõ ràng, chính vì thế hai bên vẫn tập trung phát triển kỹ thuật phòng thủ tên lửa. Đặc biệt sau khi tung ra dự án phòng thủ tên lửa Star Wars để “đảm bảo cho sự tồn tại của Mỹ”. Tuy nhiên do dự án Star Wars quá hão huyền, chính vì thế cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa có được khả năng như dự án miêu tả.

Trong quá trình chạy đua, Mỹ và Nga vẫn liên tục điều chỉnh kế hoạc phát triển. Mặc dù kinh tế Nga còn nhiều khó khăn, tình trạng chảy máu chất xám diễn ra nghiêm trọng, ngành công nghiệp quốc phòng cũng trên đà suy yếu, nhưng do có nền tảng khá vững chắc nên trên rất nhiều phương diện, Nga vẫn chiếm được ưu thế lớn. Như hệ thống phòng thủ S-300, trong thị trường vũ khí quốc tế cạnh tranh khốc liệt vẫn là một ngôi sao sáng. Đặc biệt là vài năm trở lại đây Nga tập trung vào chương trình phát triển lực lượng quân sự quốc gia, lấy lại vị thế nước lớn, khiến công cuộc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa được thúc đẩy mạnh mẽ.

Hệ thống phòng thủ 3 trong 1

Bước sang thế kỷ XXI, Mỹ, Nga và một số nước càng coi trọng công cuộc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và không ngừng vươn xa khái niệm phòng thủ tên lửa. Đưa ra phương châm phòng ngự “3 trong 1” “phòng không, chống tên lửa, không gian”. Hiện Mỹ đang tích cực phát triển hệ thống phòng thủ nhất thể hóa lấy vũ khí động năng làm lực lượng chủ chốt, bao trùm toàn cầu, có khả năng đánh chặn ở nhiều cấp độ.

Đua phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa? ảnh 4
 

Tháng 2-2010, Mỹ đã hoàn thành sự đánh giá toàn diện đối với công cuộc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ lãnh thổ Mỹ, lực lượng quân đội Mỹ ở nước ngoài, các nước đồng minh và các nước đối tác khỏi sự đe dọa của tên lửa đạn đạo, đồng thời tích cực tìm kiếm sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Năm 2011, Mỹ lại coi phát triển năng lực phòng thủ tên lửa khu vực là trọng tâm của công tác phát triển phòng thủ tên lửa đạn đạo trong thời gian gần, tích cực thúc đẩy chương trình “tiếp cận thích ứng từng bước” ở châu Âu. Chương trình “tiếp cận từng bước” của Mỹ đặt tại châu Âu gồm 4 giai đoạn.

Tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ phóng từ tàu chiến
Tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ phóng từ tàu chiến.

Giai đoạn 1 (đến năm 2011) gồm triển khai các tàu chiến trang bị tổ hợp phòng không đa chức năng Aegis và tên lửa đánh chặn “Standard-3” (SM-3) tại Địa Trung Hải và thiết lập trạm rađa phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ; Giai đoạn 2 vào năm 2015 là triển khai khẩu đội tên lửa đánh chặn di động SM-3 trên lãnh thổ Romania. Giai đoạn 3 vào năm 2018 là triển khai các khẩu đội tên lửa SM-3 ở Ba Lan. Giai đoạn 4 vào năm 2020 là thay các khẩu đội tên lửa SM-3 bằng tên lửa đánh chặn tiên tiến hơn có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ các nước thành viên NATO khỏi không chỉ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, mà cả tên lửa liên lục địa. Moscow luôn coi giai đoạn này là một nguy cơ rất đáng lo đối với Nga.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga được đánh giá rất cao
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga được đánh giá rất cao.

Để bảo vệ vị thế của nước lớn và ưu thế trong lĩnh vực quân sự, vài năm trở lại đây Nga đưa ra ý tưởng “phòng thủ không gian”, tích cực thúc đẩy phát triển hệ thống phòng thủ không gian quốc gia “3 trong 1” “phòng không, chống tên lửa, không gian”. Trong lĩnh vực phát triển hệ thống tên lửa phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga đã đề ra chương trình phát triển hệ thống trang bị chống tên lửa phòng không mới gồm ba hệ thống phòng thủ tầm xa, tầm trung, tầm gần và đầu cuối, hệ thống này bao gồm hệ thống S-300, S-400, S-500, Morfey và Vityaz. Năm 2011, Nga đã hoàn thành công tác thàn lập lực lượng quân đội phòng ngự không gian và chính thức bắt đầu trực ban chiến đấu.

Mặc dù trong cuộc đua phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, các bên đều nhiều lần tuyên bố không nhằm vào đối phú, tuy nhiên, tính gay cấn của cuộc đua đã khiến cho các nước đối phương luôn luôn trong cảnh như 'ngồi trên lửa'.

Huy Long
Theo Phượng hoàng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG