Snowden và cuộc chiến cân não Mỹ -Nga

Snowden và cuộc chiến cân não Mỹ -Nga
TPO - Cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Nga Putin có thể sẽ đổ vỡ vì vụ Snowden. Mỹ yêu cầu Nga giao nộp Snowden nhưng Nga không dễ bị sai khiến.

Snowden và cuộc chiến cân não Mỹ -Nga

> Trung - Nhật sẽ họp thượng đỉnh

> ‘Giấc mơ Trung Hoa’ có biến thành ác mộng siêu cường?

 

TPO - Cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Nga Putin có thể sẽ đổ vỡ vì vụ Snowden. Mỹ yêu cầu Nga giao nộp Snowden nhưng Nga không dễ bị sai khiến.

Snowden và cuộc chiến cân não Mỹ -Nga ảnh 1
 

Tờ Kommersant (Thương gia) Nga đưa tin vì “vụ đào tẩu của Snowden” hiện nay Mỹ vẫn chưa quyết định có tham gia cuộc gặp gỡ giữa ông Barack Obama và ông Vladimir Putin dự kiến được tổ chức vào tháng 9 năm nay tại Moscow hay không. Theo lời một nguồn tin thân cận với Bộ ngoại giao Mỹ của báo này, đây là vấn đề của “đôi ba tuần” và không chỉ phụ thuộc vào sự tiến triển của tình hình trong vụ rắc rối Snowden, mà cả triển vọng của việc giải quyết những vấn đề then chốt trong các mối quan hệ song phương. Đồng thời, theo những thông tin của Kommersant, ông Obama đang phải chịu áp lực rất lớn từ phía những người ủng hộ việc hủy bỏ chuyến thăm, vì họ cho rằng sự hiện diện của Tổng thống Mỹ tại thủ đô nước Nga cùng thời điểm với nhân viên phân tích thông tin CIA đào tẩu sẽ làm hỏng các mối quan hệ của ngài Obama với Quốc hội và phá hoại uy tín của ông.

Một nguồn tin gần gũi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo với Kommersant rằng Wasshington hiện nay chưa có quyết định cuối cùng về việc hủy bỏ cuộc gặp của ông Barack Obama với ông Vladimir Putin vào đầu tháng 9 tới. Cuộc gặp được dự kiến sẽ diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Saint Peterbourg. Người cung cấp tin giải thích rằng, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ với chính quyền Nga quan điểm của mình là, số phận của cuộc hội đàm này phụ thuộc rất nhiều vào việc Moscow ứng xử như thế nào với cựu điệp viên CIA đào tẩu Eduard Snowden.

Kể từ thời điểm Snowden xuất hiện tại khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetievo, nhà cầm quyền Nga đã có nhiều động thái cho thấy, hình như những tín hiệu này không thuyết phục được Moscow. Cụ thể, họ cho phép kẻ đào tẩu tiếp xúc với các nhân viên bảo vệ luật pháp và các đại biểu, nộp đơn xin tỵ nạn và thậm chí hứa sẽ nhanh chóng cho phép anh ta rời khu vực quá cảnh của sân bay. “Vì vậy Wasshington đã cân nhắc một cách nghiêm túc tính hợp lý của cuộc gặp gỡ giữa 2 vị tổng thống,- người đưa tin giải thích – Nhưng để giải quyết vấn đề này không phải ngày một, ngày hai, mà ít nhất là đôi, ba tuần”.

Bên cạnh đó, theo lời nguồn tin của Kommersant, quyết định của Hoa Kỳ không chỉ phụ thuộc vào “nhân tố Snowden”- tới lúc này vẫn chưa thể dự đoán những kết quả của cuộc gặp gỡ giữa 2 vị tổng thống sẽ như thế nào, bởi vì quan điểm của họ về một loạt vấn đề quan trọng còn rất nhiều bất đồng. Điều này liên quan tới các chủ đề như hệ thống phòng thủ tên lửa, cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, quyền con người và tình hình ở Syria. Trong khi đó, theo lời người cung cấp tin, các cuộc hội đàm về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, về Afghanistan và Iran, về cuộc đấu tranh chống khủng bố có thể đạt được những tiến bộ. “Toàn bộ những yếu tố này sẽ được chú ý khi chúng tôi quyết định vấn đề về cuộc gặp ở Moscow” - ông kết luận.

Đồng thời, trong thời gian gần đây xu hướng ủng hộ việc hủy bỏ chuyến thăm Moscow của ông Barack Obama đã mạnh lên rõ rệt. “Cơ hội Snowden còn hiện diện ở Moscow ít nhất tới đầu tháng 9 là khá lớn,- người đưa tin thân cận với chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố - Ông Obama xem ra đang ở vào vị thế vô cùng khó xử, nếu như ông phải hiện diện ở một vùng lãnh thổ cùng với một người mà đích thân ông đạt được việc trao trả anh ta”. Theo lời của người cung cấp thông tin, tại Nhà Trắng người ta e ngại rằng, việc tiến hành tại Moscow một cuộc gặp thượng đỉnh “riêng rẽ” có thể làm nảy sinh cuộc khủng hoảng dai dẳng trong các mối quan hệ giữa Quốc hội và chính quyền Mỹ. Ông giải thích : “Cuộc gặp gỡ song phương của ông Obama và ông Putin trong các điều kiện hiện thời sẽ trở thành tác nhân kích động sự bất bình của cả những người Cộng hòa cũng như một số đảng viên Dân chủ”.

Tại Quốc hội, người ta đã đánh giá những nỗ lực không thành công của chính quyền Mỹ trong việc thuyết phục Moscow trao trả nhân viên phân tích thông tin đào tẩu là thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng. Chiều ngày thứ tư vừa rồi trên trang Twitter của thượng nghị sỹ John McCain xuất hiện dòng chữ: “Hãy tiếp tục nhấn nút tái khởi động (giảm căng thẳng trong các mối quan hệ với Nga)!”. “Tổng thống Putin đã tuyên bố, không để cho tình hình vụ việc về Snowden ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ song phương,- nghị sỹ- đảng viên Dân chủ Eliot Engel nhắc nhở. Nhưng các hành động của nhà cầm quyền Nga đã đi ngược lại những lời tuyên bố đó”. Còn người đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Thượng viện Mỹ- Robert Menendez cảnh báo: “Việc cho phép Snowden tỵ nạn sẽ làm phức tạp thêm các mối quan hệ Nga-Mỹ”.

Sự ủng hộ Tổng thống của Quốc hội Mỹ trong thời điểm hiện nay có tầm quan trọng sống còn. Gần đây ông Obama đã bắt đầu một chiến dịch vận động, mà cốt lõi của nó là kêu gọi phục hưng nền kinh tế Mỹ và dựa vào sự thịnh vượng của tầng lớp trung lưu. Cuối tuần ông Obama sẽ phát biểu trước những người ủng hộ mình tại 3 bang, và cả vòng “cổ động” sẽ kéo dài tới gần cuối tháng 8. Nhà Trắng có ý định lấy kinh tế làm chủ đề chính trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Obama. “Không ai muốn mạo hiểm và đặt chương trình chính sách đối nội quan trọng nhất vào tình thế nguy nan vì một cuộc gặp gỡ, không hy vọng mang lại những kết quả khả quan”,- người đưa tin khẳng định.

Không dễ 'bắt nạt' Nga

Các nguồn tin trong chính quyền của Tổng thống Nga cam đoan với Kommersant rằng, họ không hề nhận được một tài liệu hay thông báo nào về việc hủy bỏ chuyến đi Moscow của ông Obama. “Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng chương trình nghị sự cho các cuộc hội đàm”- một nguồn tin cao cấp tại điện Kremlin đã khẳng định với phóng viên Kommersant.

Chủ tịch Ủy ban chuyên trách về tình báo, thượng nghị sỹ Mỹ, bà Dianne Feinstein đã tuyên bố Tổng thống Mỹ phải thuyết phục người đồng nhiệm Nga của mình chuyển giao Eduard Snowden cho Mỹ. Bà nhấn mạnh thêm, cựu nhân viên tình báo được bố trí công tác ở bộ phận tiếp nhận thông tin của Cơ quan an ninh quốc gia NSA đã có cơ hội “thu thập nhiều tài liệu ”, và bây giờ bây giờ anh ta đang công bố những gì nắm bắt được.

Bà cũng bày tỏ hy vọng rằng, Tổng thống Putin sẽ “quyết định trao trả Snowden”. Và bà cho rằng, hiện thời nước Nga “đang tạm dừng để suy ngẫm một cách thực sự nghiêm túc vấn đề, điều gì có lợi cho đất nước”.

Theo nhận định của bà, có thể xảy ra 2 kịch bản. Thứ nhất, nước Nga suốt thời gian qua đang cố gắng tìm hiểu, làm cách nào để có thể tiếp cận các tài liệu mật được lưu trữ trong các phương tiện điện tử, mà có thể Eduard Snowden mang theo. Thứ hai, Moscow có lẽ đang cân nhắc, làm thế nào để hóa giải tình huống phức tạp hiện thời và “nên chăng trao trả cựu nhân viên thu thập thông tin của NSA cho Mỹ”. Bà Dianne Feinstein cũng nhấn mạnh rằng, ông Putin thấu hiểu tất cả những khía cạnh trái khoáy của tình hình, bởi chính ông đã từng là người đứng đầu FSB.

Trước đó, Tổng thống Putin đã tuyên bố: “Nước Nga có chính sách đối ngoại độc lập”. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng, các đối tác của Nga “hiểu điều này và có thái độ bình tĩnh, hiểu biết. Các mối quan hệ quốc tế, theo quan điểm của ông, quan trọng hơn nhiều, so với những cuộc cãi vã về hoạt động của các cơ quan tình báo”.

Vụ báo chí Bộ Tư pháp Nga đã tuyên bố nước Nga không thể trao trả nhân viên tổng hợp thông tin Mỹ đào tẩu, vì trong luật pháp quốc tế không tồn tại khái niệm “trao trả cưỡng chế”. Thông báo này xuất hiện trong lời phúc đáp yêu cầu trao trả nhân viên thông tin đào tẩu về Mỹ của chính quyền Barack Obama.

Trong lúc này, Eduard Snowden vẫn đang ở khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetievo Moscow, nơi anh ta bay tới từ Hong Kong sau khi công bố thông tin mật về hoạt động của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).

Đỗ Ngọc Inh
Theo Kommersant, Russia Today

Theo Dịch
MỚI - NÓNG