Ai Cập không muốn trung gian hòa giải

Ai Cập không muốn trung gian hòa giải
TP - Mỹ muốn thuyết phục tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi từ chức và thuyết phục chính quyền hiện tại trả tự do cho ông Morsi, tuy nhiên các phe ở Ai Cập không mặn mà với những nỗ lực hoà giải của Washington.

> Mỹ vẫn im lặng trước vụ ông Morsi bị phế truất
> Tiết lộ động trời về Tổng thống Ai Cập bị lật đổ

2 Thượng Nghị sĩ McCain (trái) và Lindsey Graham
2 Thượng Nghị sĩ McCain (trái) và Lindsey Graham.

Hai Thượng Nghị sĩ đầy thế lực thuộc đảng Cộng hoà Mỹ John McCain và Lindsey Graham hiện vừa đến thăm Ai Cập với sứ mệnh làm trung gian hoà giải giữa Chính phủ lâm thời được giới quân sự hậu thuẫn và phong trào Anh em Hồi giáo.

Mặc dù sẵn lòng tiếp nhận sự viện trợ của Mỹ và mua vũ khí của Mỹ nhưng phe phái nào ở Ai Cập cũng muốn tỏ ra độc lập. Đó là vì cả giới quân sự cũng như phong trào Anh em Hồi giáo đều e ngại nếu họ thoả thuận với Mỹ thì sẽ bị người dân Ai Cập coi là kẻ phản bội.

Các Thượng nghị sĩ Mỹ đặt mục đích cho chuyến đi của họ. Một là thuyết phục Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi tự nguyện từ chức và thứ hai là thuyết phục chính quyền hiện nay ở Ai Cập trả tự do cho ông Morsi và sớm tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ có sự tham gia của mọi phe phái, kể cả phong trào Anh em Hồi giáo. Đó là vì cho tới nay, Washington vẫn chưa thể tiếp xúc trực tiếp với giới quân sự Ai Cập. Luật pháp Mỹ cấm thiết lập quan hệ với những nhân vật “nổi loạn” mà theo lời Thượng Nghị sĩ McCain, tình hình Ai Cập ngày càng giống một cuộc đảo chính quân sự nếu ông Morsi không được trả tự do.

Theo nhận định của các nhà phân tích, Mỹ trước hết cần một nước Ai Cập ổn định, còn phe phái nào cầm quyền thì không thật quan trọng. Điều chủ yếu là làm sao duy trì được ảnh hưởng của Mỹ tại một trong những quốc gia quan trọng nhất của thế giới A Rập. “Ai Cập là đầu, còn Syria là trái tim” - một câu ngạn ngữ A Rập đã nói như vậy.

Thế nhưng, bản thân các phe ở Ai Cập dường như lại không mấy mặn mà với những nỗ lực trung gian hoà giải của Washington. Việc Mỹ tăng cường gây áp lực gây bất bình cả trong phe quân sự cũng như trong hàng ngũ phong trào Anh em Hồi giáo.

Theo lời Ahmed al-Muslimani, Thư ký báo chí của Tổng thống lâm thời Adli Mansour, “áp lực từ bên ngoài đã vượt quá các chuẩn mực quốc tế”. Al-Muslimani khẳng định ở Ai Cập không hề có đảo chính, Morsi buộc phải ra đi bởi vì đó là đòi hỏi của hàng triệu người dân Ai Cập.

Còn Tarek al-Malt, đại diện chính thức của Liên minh Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Morsi, cũng tuyên bố phản đối mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Ai Cập. Al-Malt nói: “Chúng tôi không mời các nhà trung gian hoà giải đến đây. Chính những kẻ tiến hành đảo chính đã mời họ đến để tìm kiếm sự ủng hộ”.

 VŨ VIỆT
Theo Mignews.ru

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.