Tại sao Mỹ, phương Tây quyết lật đổ tổng thống Syria?

Tại sao Mỹ, phương Tây quyết lật đổ tổng thống Syria?
TPO - Mùa xuân Ả rập' đã nhanh chóng biến lãnh tụ các nước Trung Đông như Bashar al-Assad, Saddam Hussein, Mubarak và Muammar Gaddafi từng một thời được phương Tây ủng hộ trở thành những “nhà độc tài”.

> Con trai 11 tuổi của Tổng thống Syria thách Mỹ tấn công

Những cuộc biểu tình và bạo lực của các cuộc “cách mạng sắc mầu” có sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài đang dần biến Trung Đông trở thành một khu vực mà cơn bão hỗn loạn chính trị, bạo lực vũ trang và khủng bố đang hoàn hành dữ dội. Bộ máy khối quân sự Bắc Đại Tây Dương từng bước lật đổ các thể chế chính trị đã từng rất thân thiện với phương Tây để thay thế bằng các thế lực Hồi giáo cực đoan.

Trong tình hình Syria đang nóng lên từng ngày với những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học, sự hỗn loạn đẫm máu của những giao tranh và cuộc chiến bất phân thắng bại trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có lẽ trước khi phương Tây kịp biến Syria trở thành một đất nước của tình trạng vô chính phủ và bạo lực, một vấn đề khiến nhiều người quan tâm đó là những dấu ấn thời gian của tổng thống đương nhiệm Syria, ông Bashar al-Assad.

Tổng thống đương nhiệm hiện nay của Syria, ông Assad sinh ngày 11/09/1965 ở Damascus. Khi đó cha của ông là Hafez al-Assad mang cấp hàm thiếu tướng. 5 năm sau, đến tháng 11/1970 ông giữ một vị trí cao cấp trong chính phủ. Hafez al-Assad trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Syria, sau đó ông lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự và tháng 3/1971 ông trở thành tổng thống Syria.

Bashar al-Assad là con thứ ba trong gia đình. Ông có chị gái Bushra và anh trai Bassel, hai em trai Maher và Majid. Theo truyền thống của Trung Đông, vị trí kế thừa ngôi vị lãnh đạo được chuẩn bị cho anh trai ông là Bassel Al- Assad, các nhân vật thân cận với tống thống đã chuẩn bị để Bassel sẽ trở thành lãnh đạo của Syria trong tương lai.

Bản thân ông Bashar al-Assad hoàn toàn không được chuẩn bị cho vị trí lãnh đạo tối cao này. Ban đầu ông học trong trong trường trung học danh tiếng Ả rập - Pháp "Hurriya" ở Damascus. Ở đâ,y ông đã được học ngoại ngữ và sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ Pháp và Anh. Vào năm 1982, ông tốt nghiệp trường trung học danh tiếng này và một giai đoạn ông phục vụ trong quân đội và lên đến quân hàm trung sĩ thì giải ngũ và tiếp tục học tập.

Ngành nghề chính mà Bashar al-Assad lựa chọn hoàn toàn không liên quan gì đến chính trị. Ông lựa chọn trở thành bác sĩ nhãn khoa. Vì vậy, ông đã thi và vào học trong khoa Y của Đại học Damascus. Năm 1988, Assad tốt nghiệp với loại ưu và bắt đầu làm việc với tư cách bác sĩ nhãn khoa trong bệnh viện quân sự lớn nhất Tishreen ở ngoại ô Damascus.

Sau khi làm việc với tư cách là một bác sĩ 4 năm, Bashar al-Assad tiếp tục đi theo những thử thách mới của mình. Như các con cái các nhà lãnh đạo quyền lực của thế giới thứ ba, ông đến nước Anh để tiếp nhận nền văn minh phương Tây. Năm 1991, Bashar al-Assad đến London học tập nghiên cứu và làm việc tại trung tâm nhãn khoa Western Eye Hospital trong bệnh viện St Mary, nằm ​​ở Paddington thuộc thành phố London.

Để có thể bình yên học tập ông đã lấy một cái tên giả. Bashar al-Assad không tham gia bất kỳ một hoạt động chính trị nào. Sẽ thật khó tin là cơ quan tình báo Anh cũng như các cơ quan tình báo khác lại bỏ qua cơ hội tốt để làm quen (điều tra kỹ lưỡng) với con trai của nhà lãnh đạo Syria.

Hoàn toàn không có một sự kiện hay vấn đề bất kỳ nào xảy ra với Bashar al-Assad trong giai đoạn học tập và nghiên cứu tại thủ đô của nước Anh. Mặc dù vào năm 1982 ở thành phố Hama, lực lượng “Những anh em Hồi giáo” đã tiến hành một cuộc bạo động thật sự và bị đè bẹp bởi quân đội Syria với pháo binh, xe tăng và có rất nhiều nạn nhân.

Nhưng lúc đó không ai lên án Hafez al-Assad như một “nhà độc tài đẫm máu” và đã bỏ qua tất cả. Thế giới lúc này đang phân chia thành hai cực tư tưởng rõ ràng, hoàn toàn không có khả năng làm gì với một nhà lãnh đạo “thân Xô viết”. Mỹ và các nước NATO đã quên chuyện này và tiếp tục cuộc đấu tranh hệ tư tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, trong giai đoạn những năm 1990, tổng thống Syria và con trai Bashar al-Assad cũng như những người khác trong thế giới Ả rập, được nhận định như các nhân vật chính trị. Họ tiếp thu được những kiến thức khoa học và xã hội nói chung, không phải ở Moscow hay Bắc Kinh mà chính ở London.

Như vậy, nếu mọi việc êm đẹp, có thể ông Bashar al-Assad sẽ tiếp tục là một bác sĩ nhãn khoa ở Damascus, trong trường hợp thuận lợi của gia đình, có thể ông sẽ có vị trí lớn nhất là bộ trưởng bộ Y tế của Syria. Nhưng số phận đã thay đổi tất cả, vào năm 1994 một sự kiện bi thảm đã xảy ra với gia đình ông tại Damascus. Nguyên nhân của sự kiện này đến nay vẫn không được làm rõ, nhưng hoàn toàn có khả năng do ai đó dựng lên. Ngày 21/1/1994, người anh trai Bassel của ông mà cha ông đang cố chăm chút và rèn luyện để trở thành người kế nghiệp, đã tử vong trong một tai nạn xe hơi.

Sự tình cờ của số phận đã buộc Bashar al-Assad đã trở thành người kế nhiệm của cha mình, Hafez al-Assad. Có nhiều người cho rằng hệ thống chuyển giao quyền lực như vậy là không công bằng, nhưng tại tất cả các nước Ả Rập, quyền lực được truyền giao như một phần của một gia đình và một dòng tộc. Có thể có cách gọi và hình thức khác nhau, nhưng cũng không có gì hơn chế độ quân chủ.

Bashar al-Assad buộc phải chấm dứt cuộc sống dễ chịu và đều đặn ở London để quay trở về Damascus. Tại thủ đô Syria, Bashar al-Assad trải qua một khóa học cấp tốc về quốc gia, dân tộc và những gì liên quan đến quản lý, lãnh đạo một quốc gia Hồi giáo. Năm 2000, sau cái chết của cha mình, ông lãnh đạo một chi nhánh tổ chức của đảng "Baas" và theo thông lệ được bầu làm tổng thống đất nước Syria.

Như vậy, vị bác sĩ nhãn khoa được đào tạo tại Anh ngày nào đã trở thành tổng thống Syria. Cho đến năm 2011, Bashar al-Assad trên các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây hoàn toàn không có một tỳ vết “độc tài đẫm máu” nào.

Tổng thống Syria tham gia vào các cuộc đối thoại, hợp tác cùng với phương Tây và ngay cả dưới áp lực của phương Tây đã rút quân đội khỏi Lebanon vào năm 2005. Ông Bashar al-Assad còn đồng ý hợp tác với các nhà điều tra của Liên Hiệp quốc trong trường hợp có cáo buộc về sự tham gia của các lực lượng đặc biệt thuộc tình báo Syria trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri.

Để hiểu thêm về bản thân nhà lãnh đạo Bashar al-Assad, còn có thêm một thành viên của gia đình ông, người vợ của tổng thống đương nhiệm Syria.

Bà Asma al-Akhra
Bà Asma al-Akhra.

Bản thân người vợ của tổng thống al-Assad cũng là người đến từ nước Anh. Trong thời gian học tập ở London, ông đã làm quen với người vợ tương lai của mình. Đệ nhất phu nhân sau này của Syria có tên là Asma Akhras, xuất thân từ dòng tộc Sunni tôn kính nhưng được sinh ra, học tập và lớn lên tại Anh.

Phu nhân Tổng thống Syria, bà Asma al-Akhra sinh ra và sống 25 năm ở Anh. Thân phụ của bà là bác sĩ tim mạch hiện vẫn hành nghề ở London. Bà tốt nghiệp trường trung học dành cho phụ nữ tại Anh, nhận bằng tốt nghiệp hạng ưu ở trường King College thuộc Đại học London, đã từng làm việc trong hệ thống ngân hàng và có chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Chồng tương lai của bà, bác sĩ nhãn khoa Bashar al-Assad đã gặp bà trong một buổi sinh hoạt tối của cộng đồng người Syria ở London.

Tháng 1/2001. tờ Times thu hút sự chú ý của người đọc bằng việc thông báo một sự kiện hoàn toàn không giống các tin thông thường: "Nhà kinh tế học trẻ tuổi của London bị sự ràng buộc của thần tình yêu đã kết hôn với nhà lãnh đạo Syria. "Một cô gái trẻ, nhà kinh tế học tạị vương quốc Anh - Times viết - đã tìm thấy người đàn ông của mình ở một trong những gia đình có ảnh hưởng chính trị nhất trong thế giới Ả Rập. Cô Asma Akhras 25 tuổi, tốt nghiệp trường King College của đại học London danh tiếng, đã kết hôn với tổng thống Syria Bashar al-Assad - con trai của cố tổng thống Hafez al-Assad". Theo Times, Asma được miêu tả là một cô gái trẻ hấp dẫn, mạnh mẽ và thông minh. Cô làm việc trong văn phòng chi nhánh London của ngân hàng JP Morgan.

Theo những nguồn tin chính thức, đệ nhất phu nhân Assad giữ hai quốc tịch: Syria và Anh. Như vậy vào những năm đầu của thế kỷ 21, ông Bashar al-Assad được đánh giá là một nhà lãnh đạo khá thân thiện và được sự công nhận của “thế giới văn minh – dân chủ”. Hai vợ chồng Bashar al-Assad và Asma được sinh ra hai cậu con trai và một cô con gái.

Cảnh dễ thương này có thể sẽ không còn nữa ngày mai
Cảnh dễ thương này có thể sẽ không còn xuất hiện nữa nay mai.

Tháng 12/2008 Tạp chí Elle tuyên bố đã tìm thấy người phụ nữ kiều diễm và hấp dẫn nhất hành tinh từ các đệ nhất phu nhân trên thế giới. Tờ tạp chí thời trang phổ biến nhất hành tinh đã tiến hành một cuộc bình chọn và chấm điểm theo chuẩn hình thức, hay nói đúng hơn là theo sự kiều diễm của các đệ nhất phu nhân tổng thống trên thế giới.

Ủy ban bầu chọn đứng đầu là nhà thiết kế nổi tiếng Sonia Rykiel, cùng với sự tham dự của của nhà thiết kế thời trang nữ Isabel Maran, nhiếp ảnh gia Sylvie Lancrenan , nhà văn Sophie Fontenelle và tổng biên tập của tạp chí phụ nữ Valerie Turunen...

Ủy ban bầu chọn này đã dành vị trí thứ nhất về sự “sự kiều diễm và khuyến rũ” cho đệ nhất phu nhân tổng thống Syria, bà Asma Al Assad. Không phảingẫu nhiên mà nhiều người nói rằng một trong những điều đẹp nhất và cũng hấp dẫn nhất ở Syria chính là đệ nhất phu nhân tổng thống Bashar al-Assad. Vị trí thứ 2 được bình chọn là phu nhân của ông Nicolas Sarkozy và thứ ba là đệ nhất phu nhân nước Mỹ bà Michelle Obama.

Đến thời điểm năm 2008, Bashar al-Assad vẫn nhận được sự kính trọng của phương Tây, được chú ý và không có một vấn đề gì với sự hữu nghị, thân thiện của tổng thống Bashar al-Assad.

Rất nhanh chóng năm 2011, tổng thống Syria đột nhiên biến thành nhà “độc tài khát máu” thống trị, hành hạ và ngược đãi nhân dân nước mình. Chuyện gì đã xảy ra? Có thế đã phát hiện một vụ đàn áp đẫm máu những người đòi nhân quyền và bình đẳng đồng tính trên lãnh thổ Syria, hoặc bản thân ông Bashar al-Assad đã bán vũ khí hóa học cho các tổ chức khủng bố, hoặc Syria tấn công nước láng giềng? Không có một sự kiện nào chứng minh điều đó.

Nhưng lại có sự kiện khác, đó là vào cuối năm 2010 nước Mỹ và NATO muốn thiết lập lại trật tự mới ở Trung Đông mà giải pháp là thúc đẩy các cuộc “cách mạng sắc màu” thổi bùng ngọn lửa bất ổn của Mùa xuân Ả rập. Và ngọn gió “mùa xuân” ấy đã thổi tới Damascus. Các cuộc biểu tình rầm rộ, những kẻ bắn tỉa không rõ tung tích trên mái nhà, những xác chết…

Các thế lực thúc đẩy sự phát triển của “mùa xuân Ả rập” từng bước đưa đến sự thống trị của các lực lượng cực đoan và gây ra sự hỗn loạn về chính trị, sự sụp đổ không thể nào kìm hãm được của thế giới thứ ba. Đó có thể là điều mà Mỹ và các nước phương Tây chờ đợi để khẳng định sức mạnh của mình cũng như tạo cơ hội để vẽ lại bản đồ quyền lực toàn cầu.

Điều này, chính bản thân ông Bashar al-Assad đã nói với Kirsan Ilyumzhinov - Chủ tịch nước Cộng hòa Kalmykia thuộc Nga vào tháng 3/2012.Sau đó, Kirsan Ilyumzhinov đã tường thuật lại chi tiết cuộc nói chuyện của mình cho đài BBC. Ông Bashar al-Assad cười và nói: "Tôi đã học ở phương Tây, các nước Anh, Pháp đã gọi tôi là nhà dân chủ, nhà lãnh đạo hiện đại, nhà cải cách. Nhưng đột nhiên sau vài năm, trong con mắt họ tôi là một kẻ độc tài khát máu và bạo chúa?”. Ông Assad tin rằng, các thế lực thù địch đang cố gắng xé nhỏ đất nước Syria.

Ông đặc biệt chú ý đến thành phần lực lượng cực đoan Hồi giáo tham gia cuộc xung đột, tổ chức Al-Qaeda. Bashar al-Assad nói: “Bạn thấy không, điều gì đang xảy ra ở các nước Ả rập? Không phải là phong trào Hồi giáo đang giành chính quyền mà chính là những kẻ Hồi giáo cực đoan. Nạn nhân là hàng nghìn người dân thường vô tội bị tàn sát. Những người hồi giáo cực đoan đó chiến đấu không phải để chống một đảng phái chính trị nào. Mà chủ nghĩa hồi giáo cực đoan đang muốn giành chính quyền và áp đặt giáo lý của họ".

Cuộc gặp mặt của tổng thống Bashar al-Assad và Kirsan Ilyumzhinov, ông K. Ilyumzhinov hiện đã hồi hưu và phụ trách một ngôi chùa Phật giáo ở quê hương.
Cuộc gặp mặt của tổng thống Bashar al-Assad và Kirsan Ilyumzhinov, ông K. Ilyumzhinov hiện đã hồi hưu và phụ trách một ngôi chùa Phật giáo ở quê hương.

Một điều thực tế đã tồn tại ở Syria mà các nước Ả rập khác không có, đệ nhất phu nhân tổng thống Bashar al-Assad trả lời phỏng vấn báo IslamRF.Ru: “Ở Syria cùng tồn tại các tôn giáo khác nhau nhưng đều có cùng một nguyên tắc bình đẳng của phụ nữ và nam giới. Phụ nữ ở Syria có thể là thành viên của Quốc hội, đại sứ, giữ chức vụ bộ trưởng. Hơn nữa, Syria có phó tổng thống - một phụ nữ. Phụ nữ làm việc trong quân đội ở vị trí của các kỹ sư và bác sĩ. Điều này chắc khó tồn tại trong một đất nước bị cai trị bởi một nhà ‘độc tài khát máu”?!

Cha của đệ nhất phu nhân Syria Asma Al-Assad, ông Fawaz Akhras từ chối bình luận về những gì đang xảy ra ở Syria. Vị bác sĩ 66 tuổi này hoảng loạn và mất hết lòng tin, chỉ mong muốn sao cho con gái và 3 đứa cháu ngoại nhanh chóng quay trở về London.

Ông bác sĩ già cũng rất lo lắng cho sự an toàn của chính mình. Ông buộc phải bỏ lại ngôi nhà ở Acton, khi lực lượng chống đối người Syria biểu tình ngay trước nhà. Cha phu nhân tổng thống Syria lo sợ rằng người thân của các thành viên lực lượng Hồi giáo cực đoan sẽ trả thù gia đình mình và hiện giờ ông buộc phải ẩn nấp trong một căn hộ bí mật.

Trịnh Thái Bằng, tổng hợp từ IslamRF, Internovosti

Theo Viết
MỚI - NÓNG