Thanh trừng tại Triều Tiên: Điều gì chờ đợi ông Kim Jong-un?

Một số chuyên gia cho rằng vai trò của quân đội Triều Tiên ngày càng được củng cố
Một số chuyên gia cho rằng vai trò của quân đội Triều Tiên ngày càng được củng cố
TPO - Hai năm sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã thực hiện cuộc thanh trừng, xử tử người chú quyền lực số 2 Triều Tiên vì âm mưu đảo chính.

Câu chuyện làm rúng động thế giới, nhưng bao nhiêu là đúng?

Tại buổi ngồi cùng các nhà chính trị kiệt xuất, Kim Jong-un ngồi sụp xuống ghế, trước sự vỗ tay của các giới chính trị, nhà lãnh đạo trẻ dường như vẫn bực bội.

Kỉ niệm ngày mất của cha làm Kim Jong-un trông đau buồn, giận dữ hay việc người chú quyền lực đã phản bội anh? Liệu rằng đó có phải là lời cảnh báo cho toàn bộ đại chúng? Hay đó là điểm báo cho hàng loạt sự kiện thảm hơn?

Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin cho thấy sự bất ổn trong chế độ chính trị Triều Tiên. Hình ảnh ông Jang Song-thaek bị áp giải trong phiên họp đã được phát sóng trên truyền thông cả nước, những tin tức này cũng được phát sóng trên cả tàu điện ngầm.

Ông Jang không chỉ là người cố vấn, giám hộ của Kim Jong-un mà còn là thành viên trong gia đình cầm quyền họ Kim. Hai trong số trợ thủ đắc lực của ông cũng đã bị xử tử công khai.

Một vài ngày sau khi ông Jang bị bắt giữ, quân đội Triều Tiên thề “bảo vệ Kim Jong-un mà không phải ai khác”.

Tăng quyền lực hay yếu đi?

Triều Tiên cho rằng người quyền lực số 2 đất nước, ông Jang Song-thaek là kẻ phản bội.

Nhiều người nghĩ rằng đây là điểm yếu khiến chính phủ bắt đầu mối đe dọa từ bên trong, một nhu cầu tất yếu để dẹp các đối thủ khác, hoặc dập tắt những bất đồng chính kiến khi thách thức kinh tế tiếp tục.

Paik Hak-soon, Viện Sejong của Seoul cho rằng tinh thần giải tội trên phương tiện truyền thông là một dấu hiệu của tăng cường chế độ, chứ không làm suy yếu đi.

Người chú của nhà lãnh đạo trẻ bị xử tử với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có những tin đồn ông này có quan hệ tình cảm với vợ của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.

Sau vụ thanh trừng, các nhà phân tích phân chia thành nhiều luồng ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Kim Jong-un làm vậy để củng cố quyền lực của mình. Trong khi những nhà phân tích khác lại cho rằng nhà lãnh đạo trẻ là “con rối” của lực lượng quân đội Triều Tiên.

Thời điểm khó khăn phía trước?

Câu hỏi về người nắm quyền thực sự tại Triều Tiên vẫn đang là vấn đề tranh cãi.

Vụ thanh trừng là một trong những cú sốc đối với cả hai nước: Triều Tiên và Hàn Quốc.

Hàn Quốc bày tỏ sự thất vọng rằng những giá trị Nho giáo cổ xưa trong việc tôn trọng các thành viên lớn tuổi trong gia đình có thể đã bị coi thường một cách ngang nhiên.

Một vài người Triều Tiên tại Hàn Quốc cho biết họ có sự thay đổi tiêu cực trong thái độ đối với ông Kim Jong-un.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết họ tin rằng có một “cơ hội cao” của hành động quân sự ở miền Bắc để đánh lạc hướng sự chú ý về những rắc rối.

Chỉ có thời gian mới cho thấy liệu nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã làm đúng hay không. Tuy nhiên, nếu hành động của nhà lãnh đạo trẻ này là theo lời của ai đó, hẳn sẽ là thời điểm khó khăn phía trước.

Phạm Linh
Theo BBC

Theo Dịch
MỚI - NÓNG