</head>

Ai đứng sau vụ ám sát Đại sứ Nga Karlov?

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Thị trưởng thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, ông İbrahim Melih Gökçek nghi vấn tay súng Mevlüt Mert Altıntas (sinh năm 1994) là thành viên lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara và có liên hệ với mạng lưới của giáo sỹ Muhammet Fethullah Gulen, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố chính thức cách đây ít phút, giáo sỹ Muhammet Fethullah Gulen đã phủ nhận nghi vấn trên, đồng thời cho rằng vụ nổ súng do İbrahim Melih Gökçek gây ra đối với Đại sứ Nga là “hành động khủng khiếp của kẻ khủng bố", và kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng công bố tất cả thông tin liên quan tới kẻ giết người.

Theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, một trong những người đầu tiên gửi lời chia buồn tới nước Nga sau sự kiện Đại sứ Andrei Karlov bị ám sát là đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng lên án vụ việc và kêu gọi trừng phạt “thủ phạm, tổ chức và những kẻ đứng đằng sau hành động khủng bố trên”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng ngay lập tức lên án vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố Washington sẵn sàng giúp Moscow và Ankara điều tra vụ tấn công này.

“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành điều tra vụ tấn công hèn hạ này, đồng thời cũng là cuộc tấn công nhằm vào quyền được đảm bảo an toàn, an ninh của tất cả các nhà ngoại giao”, Ngoại trưởng Kerry cho biết.

Các Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng lên án hành đông ám sát Đại sứ Nga.

“Tôi cực lực lên án vụ giết người tàn bạo này. Chúng ta cần phải đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố”,  Tổng thư ký OSCE Lamberto Zannier nói.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết hành động nổ súng vào Đại sứ Nga là “hèn hạ”. Đại diện các nước Ý, Pháp, Belarus, Đức… cũng gửi lời chia buồn tới Moscow.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG