Khám phá bí ẩn khu DMZ của Hàn Quốc

Khám phá bí ẩn khu DMZ của Hàn Quốc
TPO- Nằm trên vĩ tuyến 38, chia cắt hai miền Triều Tiên, Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) – địa danh mang trong mình nhiều bí ẩn sau 60 năm tạm đình chiến.

Khám phá bí ẩn khu DMZ của Hàn Quốc

TPO- Nằm trên vĩ tuyến 38, chia cắt hai miền Triều Tiên, Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) – địa danh mang trong mình nhiều bí ẩn sau 60 năm tạm đình chiến.

Hàng năm thu hút hàng chục triệu du khách nước ngoài và người dân bản xứ với mong muốn khám phá phần nào vùng đất bí ẩn và mong ước về một bán đảo Triều Tiên thống nhất.

Bàn Môn Điếm nằm trong khu Phi quân sự (DMZ) của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Địa danh này cách Thủ đô Seoul hơn 50km, sau hơn 40 phút đi xe bus trên con đường chạy dọc con sông Imjingang với những hàng dây thép gai cao quá đầu người với các vọng gác dày đặc. Đây là vùng đất được cho là được kiểm soát cẩn mật bậc nhất của thế giới. Hiện tại khu vực này được Chính phủ Hàn Quốc mở cửa một phần để dân chúng và khách du lịch tới thăm quan.

Điểm dừng chân đầu tiên là khu Imjingak (Nhâm Thìn Các) nơi có Quảng trường Thống Nhất. Khu vực này được xây dựng từ năm 1971 sau khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra thông cáo chung. Những hiện vật trưng bày tại đây đều gợi nhớ đến quá khứ chiến tranh đau buồn và thể hiện khát vọng về một đất nước thống nhất
Điểm dừng chân đầu tiên là khu Imjingak (Nhâm Thìn Các) nơi có Quảng trường Thống Nhất. Khu vực này được xây dựng từ năm 1971 sau khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra thông cáo chung. Những hiện vật trưng bày tại đây đều gợi nhớ đến quá khứ chiến tranh đau buồn và thể hiện khát vọng về một đất nước thống nhất .
Sát cạnh Quảng trường là cây cầu Tự do dài 83 mét, rộng 4,5 m, cao 8 m được làm bằng gỗ thông và sắt bắc ngang dòng sông Imjingang nối hai bờ Triều Tiên. Tên của cây cầu bắt nguồn từ những tiếng hô “Tự do” của những người lính được trao trả sau Hiệp định ngừng bắn năm 1953 đặt những bước chân đầu tiên lên cầu sau khi trở về từ bên kia chiến tuyến. Phần lớn cây cầu đã bị phá hủy, còn còn lại một đoạn, ở cuối đoạn cầu là hàng rào dây kẽm gai. Có thể coi đây là điểm tận cùng của đất nước Hàn Quốc
Sát cạnh Quảng trường là cây cầu Tự do dài 83 mét, rộng 4,5 m, cao 8 m được làm bằng gỗ thông và sắt bắc ngang dòng sông Imjingang nối hai bờ Triều Tiên. Tên của cây cầu bắt nguồn từ những tiếng hô “Tự do” của những người lính được trao trả sau Hiệp định ngừng bắn năm 1953 đặt những bước chân đầu tiên lên cầu sau khi trở về từ bên kia chiến tuyến. Phần lớn cây cầu đã bị phá hủy, còn còn lại một đoạn, ở cuối đoạn cầu là hàng rào dây kẽm gai. Có thể coi đây là điểm tận cùng của đất nước Hàn Quốc.
Những lời nguyện cầu hòa bình, thống nhất, của người dân Hàn Quốc và du khách trên thế giới được treo dọc theo bờ tường chăng dây thép gai tại khu DMZ
Những lời nguyện cầu hòa bình, thống nhất, của người dân Hàn Quốc và du khách trên thế giới được treo dọc theo bờ tường chăng dây thép gai tại khu DMZ.
Muốn vào sâu trong khu phi quân sự du khách phải mua vé và trải qua các thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo. Khách du lịch di chuyển bằng xe của quân đội, ngồi đúng số ghế. Danh sách du khách được kiểm soát ở các trạm gác quân sự. Sau nhiều năm, khu DMZ trở thành vùng đất lý tưởng cho nhiều loài động thực vật quý hiếm phát triển. Nhiều lời chim quý được phát hiện chỉ cư trú ở vành đai này. Đây cũng là vùng đất tạo ra những củ nhân sâm có giá trị cao nhất của thế giới
Muốn vào sâu trong khu phi quân sự du khách phải mua vé và trải qua các thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo. Khách du lịch di chuyển bằng xe của quân đội, ngồi đúng số ghế. Danh sách du khách được kiểm soát ở các trạm gác quân sự. Sau nhiều năm, khu DMZ trở thành vùng đất lý tưởng cho nhiều loài động thực vật quý hiếm phát triển. Nhiều lời chim quý được phát hiện chỉ cư trú ở vành đai này. Đây cũng là vùng đất tạo ra những củ nhân sâm có giá trị cao nhất của thế giới.
Một tiết học lịch sử học sinh tiểu học Hàn Quốc tại khu Phi quân sự
Một tiết học lịch sử học sinh tiểu học Hàn Quốc tại khu Phi quân sự.
Chuyến tàu cuối cùng giữa hai miền Triều Tiên bị phá hủy cùng với cầu đường sắt cũ. Năm 2004, một cây cầu đường sắt mới nối hai miền Triều Tiên được xây dựng. Cây cầu này chỉ cách cây cầu cũ vài chục mét
Chuyến tàu cuối cùng giữa hai miền Triều Tiên bị phá hủy cùng với cầu đường sắt cũ. Năm 2004, một cây cầu đường sắt mới nối hai miền Triều Tiên được xây dựng. Cây cầu này chỉ cách cây cầu cũ vài chục mét.
Cây cầu đường sắt mới. Một nhà ga mới cũng được xây dựng nhưng hiện tại đã bị đóng cửa do những căng thẳng giữa hai miền
Cây cầu đường sắt mới. Một nhà ga mới cũng được xây dựng nhưng hiện tại đã bị đóng cửa do những căng thẳng giữa hai miền.
Một quả chuông Hòa Bình khổng lồ được người Hàn Quốc xây dựng ngay biên giới hai nước. Chuông này được đánh vào những dịp đặc biệt. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, người dân sinh sống bên vĩ tuyến 38 đều nghe tiếng vọng
Một quả chuông Hòa Bình khổng lồ được người Hàn Quốc xây dựng ngay biên giới hai nước. Chuông này được đánh vào những dịp đặc biệt. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, người dân sinh sống bên vĩ tuyến 38 đều nghe tiếng vọng.
Bên cạnh quả chuông Hòa Bình là bức tường được gắn những viên đá mang về từ 64 quốc gia với 86 viên đá của những vùng đã từng hứng chịu nỗi đau của chiến tranh
Bên cạnh quả chuông Hòa Bình là bức tường được gắn những viên đá mang về từ 64 quốc gia với 86 viên đá của những vùng đã từng hứng chịu nỗi đau của chiến tranh.
Viên đá của Việt Nam được đánh số 81
Viên đá của Việt Nam được đánh số 81.
Tại khu vực sát bờ sông Imjingang, nơi gần nhất có thể nhìn bằng mắt thường sang khu vực bên kia biên giới. Bằng cách ống nhòm cỡ lớn, có thể nhìn thấy làng Hòa Bình của CHDCND Triều Tiên và khu công nghiệp Geaseong
Tại khu vực sát bờ sông Imjingang, nơi gần nhất có thể nhìn bằng mắt thường sang khu vực bên kia biên giới. Bằng cách ống nhòm cỡ lớn, có thể nhìn thấy làng Hòa Bình của CHDCND Triều Tiên và khu công nghiệp Geaseong.
Từ năm 1974 đến năm 2012, tại khu vực Phi quân sự, Hàn Quốc phát hiện 4 đường hầm được đào dưới lòng đất từ bên CHDCND Triều Tiên. Hiện tại đường hầm số 3 được mở cửa đón khách du lịch. Hầm được đào xuyên qua lớp đá hoa cương, phát hiện năm 1978, nằm cách mặt đất 73 m, dài 1635 mét. Có 435 m nằm ở phía Nam giới tuyến quân sự cách Seoul… 44km có khả năng cho 30.000 binh sĩ di chuyển trong một giờ. Trước đường hầm số 3, một tác phẩm điêu khắc đầy ý nghĩa mang tên “Một thế giới” – trở thành biểu tượng thể hiện ý nguyện thống nhất hai miền của người dân Hàn Quốc
Từ năm 1974 đến năm 2012, tại khu vực Phi quân sự, Hàn Quốc phát hiện 4 đường hầm được đào dưới lòng đất từ bên CHDCND Triều Tiên. Hiện tại đường hầm số 3 được mở cửa đón khách du lịch. Hầm được đào xuyên qua lớp đá hoa cương, phát hiện năm 1978, nằm cách mặt đất 73 m, dài 1635 mét. Có 435 m nằm ở phía Nam giới tuyến quân sự cách Seoul… 44km có khả năng cho 30.000 binh sĩ di chuyển trong một giờ. Trước đường hầm số 3, một tác phẩm điêu khắc đầy ý nghĩa mang tên “Một thế giới” – trở thành biểu tượng thể hiện ý nguyện thống nhất hai miền của người dân Hàn Quốc .
 

Vũ Lương

Theo Viết
MỚI - NÓNG