Bài học từ Thế chiến thứ nhất đối với Trung-Nhật trên biển Hoa Đông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Khi thế giới sắp kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất, các lãnh đạo Trung Quốc và những người đồng cấp Nhật Bản chắc hăn đã học được bài học chiến lược lớn nhất…

Leo thang nguy hiểm “kiểu ăn miếng trả miếng”

Tháng 11 năm ngoái, khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao phủ toàn bộ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và chồng lấn với vùng ADIZ của Nhật Bản, nhiều người đã cảnh báo Bắc Kinh và Tokyo có thể lâm vào một xung đột quân sự bởi máy bay của họ có thể thách thức nhau trong vùng ADIZ đầy tranh cãi.

Ngày nay, những quan ngại đó không còn chỉ mang tính chất cảnh báo. Trong tháng 5 và tháng 6, một vài lần các chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay với khoảng cách 100 feet so với máy bay trinh sát cánh quạt của Nhật Bản trong vùng ADIZ Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông.

Bắc Kinh sau đó đã tố cáo Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã điều máy bay F-15 vào ngày 11/6 áp sát máy bay Tu-154 của Trung Quốc đang đi tuần tra thường kỳ trên biển Hoa Đông và cũng ở khoảng cách 100 feet. Nhật Bản đã phủ nhận các cáo buộc.

May mắn là không có sự cố nào dẫn tới xung đột hay tai nạn trên không.

Tuy nhiên, với những lời chỉ trích gay gắt đối với nhau sau đó giữa Bắc Kinh và Tokyo, tố nhau có hành động khiêu khích nguy hiểm, chúng ta có thể chắc chắn rằng những vụ đối đầu trên không tự tự sẽ xảy ra trong tương lai. Ác mộng sẽ xảy ra nếu chúng lặp lại khi trò chơi nguy hiểm biến thành một xung đột thực sự.

Đây không phải là một ác mộng vô cớ. Từ tháng 8/2010, Trung Quốc và Nhật Bản đã chơi “trò leo thang” trong vùng lãnh thổ tranh cãi trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Vòng xoáy leo thang bắt đầu khi một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc lái hướng tàu ông ta vào tàu tuần tra Nhật Bản trong vùng biển tranh chấp.

Sự bắt giữ và quyết định tra hỏi người thuyền trưởng của phía Nhật Bản đã gây ra phản ứng thái quá từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc đã đình chỉ quan hệ cấp cao và ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật bản cho đến khi Nhật Bản thả vị thuyền trưởng.

Mọi thứ sau đó trở nên tồi tệ hơn. Tháng 9/2012, Tokyo đã chi 20 triệu USD để “quốc hữu hóa” quần đảo tranh chấp và ngăn chặn nỗ lực mua quần đảo này bằng nguồn quỹ tư nhân của một người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và là cựu Thị trưởng Tokyo, ông Shintaro Ishihara.

Động thái này đã khiến Trung Quốc nổi giận. Các cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật Bản nổ ra khắp Trung Quốc, sau đó là sự thách thức của Bắc Kinh đối với tuyên bố thực thi sự kiểm soát hành chính trên quần đảo tranh chấp.

Các tàu của chính quyền Trung Quốc, như các tàu tuần tra bờ biển bắt đầu vào vùng biển chủ quyền của Senkaku/Điếu Ngư. Các máy bay Trung Quốc vào không phận của quần đảo. Tàu hải quân Trung Quốc đã chĩa ra và ngắm bắn vào tàu tuần tra Nhật Bản.

Nhật Bản phản đối và điều tàu và máy bay đối đầu với sự xâm nhập của Trung Quốc. May mắn là các sự cố này không dẫn tới các xung đột thực sự.

Với sự thiết lập vùng ADIZ tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã tăng áp lực đối với Nhật Bản. Nhưng tới nay, nỗ lực của Trung Quốc dường như đã chỉ tạo ra phản ứng ngược lại.

Sau khi ông Shinzo Abe, một lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn giành chiến thắng vang dội vào tháng 12/2012, Tokyo đã áp dụng lập trường không nhân nhượng đối với Bắc Kinh.

Chính phủ Abe đã thực hiện các biện pháp, cả mang tính biểu tượng lẫn thực chất, rằng họ sẽ không đầu hàng trước sức ép của Trung Quốc.

Sự tự tin thái quá và kết cục chiến tranh

Qua tất cả có thể thấy sự tranh cãi Trung-Nhật không chỉ đơn thuần xung quanh việc sở hữu các đảo không người ở này. Cả Bắc Kinh và Tokyo đã quyết định rằng kết quả tranh cãi sẽ không ảnh hưởng tới danh dự quốc gia, cũng như không làm thay đổi trật tự khu vực Bắc Á.

 Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc dường như tin rằng đã đến lúc Tokyo phải thừa nhận vị thế áp đảo của Bắc Kinh trong khu vực.

Tuy nhiên, bởi chính phủ Nhật Bản, nhất là chính phủ của Thủ tướng Abe hiểu rằng một sự nhượng bộ mang tính biểu tượng trước sự ép buộc của Trung Quốc sẽ tổn hại tới niềm tự tôn dân tộc và an ninh lâu dài của Nhật Bản, nên Nhật Bản đã chọn cách đối đầu với Trung Quốc theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.

Trong những tháng tới, sự căng thẳng Trung –Nhật sẽ leo thang hơn nữa. Khi Trung Quốc cố gắng tìm cách buộc Nhật Bản nhượng bộ đối với Điếu Ngư/Senkaku không đem lại kết quả như mong muốn, Bắc Kinh sẽ buộc phải tăng áp lực và áp dụng các thủ đoạn mới, mang tính mạo hiểm hơn.

Nhật Bản chắc chắn sẽ phản ứng một cách kiên quyết. Các sự cố trên không nguy hiểm trong tháng 6 và tháng 6 sẽ lặp lại, dù theo các hình thái khác nhau. Ở mức độ nào đó, xác suất của các sự cố sẽ chuyển thành một xung đột thực sự- có thể trên không hoặc trên biển.

Chưa rõ liệu Bắc Kinh đã nghĩ tới các hệ quả của sự theo thang nguy hiểm trong tương lai hay chưa, nhưng hiện tại, các lãnh đạo Trung Quốc dường như đang tự tin rằng họ đang ở thế chủ động và có thể điều chỉnh  mức độ sức ép đối với Nhật Bản. Sự tự tin đó là không xác đáng.

Khi thế giới sắp kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất, các lãnh đạo Trung Quốc và có thể cả các đồng cấp Nhật Bản hẳn đã học được bài học chiến lược lớn nhất: các cuộc chiến tranh thường nổ ra bởi sự tự tin thái quá. 

Theo Theo The National Interest
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.