Bất chấp khủng hoảng, Qatar tiếp tục là ‘người khổng lồ năng lượng’

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Ba tập đoàn năng lượng lớn nhất phương Tây đang tiến hành vận động hành lang nhằm đưa Qatar tham gia vào việc mở rộng sản xuất khí đốt, đồng thời trao cho Doha một cơ hội trong cuộc tranh chấp với các nước láng giềng Ả Rập vùng Vịnh.

Giám đốc điều hành của ExxonMobil (XOM.N), Royal Dutch Shell (RDSa.L) và Total (TOTF.PA) của Pháp đã cùng họp bàn với Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani ở Qatar trước khi chính thức công bố một kế hoạch vào thứ ba 4/7/2017 về việc nâng sản lượng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) lên 30%.

Theo những thông tin Reuters có được, các Giám đốc điều hành (CEO) đã bày tỏ sự quan tâm trong việc giúp đỡ Qatar đạt được tham vọng sản xuất 100 triệu tấn LNG hàng năm, tương đương với 1/3 lượng cung cấp toàn cầu hiện nay trong vòng 5-7 năm tới.

Những công ty này đã dành khoản đầu tư lớn vào các quốc gia ở cả hai bên tranh chấp, thể hiện rõ xu thế muốn giữ thái độ trung lập sau khi Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ với Doha vào ngày 5/6.

Phát ngôn viên của cả ba công ty đều từ chối bình luận. Tuy nhiên, giám đốc điều hành hàng đầu của một công ty lớn trong ngành năng lượng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng tại Qatar đánh giá rằng, cơ hội kinh doanh khổng lồ đáng này xứng đáng với những nguy cơ chính trị đi kèm.

"Chỉ có cách duy nhất là bạn phải hành xử đúng như mọi công ty thương mại", vị giám đốc điều hành này nói với Reuters. "Bạn phải thực hiện các lựa chọn của mình đúng theo cách thức kinh tế thuần túy và trở thành Qatari ở Qatar, Emirati ở Emirates, tức là mọi ứng xử và tư duy phải đúng như một người dân bản xứ.

Giám đốc điều hành Darren Woods của Exxon và Ben van Beurden của Shell đều đã gặp gỡ vị quốc vương này sau khi bị bốn quốc gia Ả rập láng giềng áp dụng lệnh trừng phạt. Tổng giám đốc Patrick Pouyanne cũng đã viếng thăm Doha trong vài tuần gần đây.

Qatar, nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới và quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ hai sau Nga, nhưng có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới. Kế hoạch này được coi là một cú đánh mở đầu trong cuộc chiến giá cả mà Doha đang cố gắng bảo vệ thị phần của mình, đặc biệt là đối với các nguồn cung cấp từ các mỏ đá phiến của Mỹ nơi đang phải chịu mức chi phí cao hơn trong sản xuất dầu mỏ.

Đã sẵn sàng cho đầu tư

Bốn quốc gia Ả Rập đã yêu cầu Qatar ngừng ủng hộ và tài trợ chủ nghĩa khủng bố và cầu thân Iran, sau cuộc họp vào thứ Tư 5/7 cho biết, rằng phản ứng của Doha đối với những lời nhắc nhở của họ là tiêu cực.

Ngoại trưởng Ảrập Xêút Adel al-Jubeir nói cuộc tẩy chay chính trị và kinh tế sẽ kéo dài cho đến khi Qatar cải tiến các chính sách của mình. Các bước hành động kế tiếp sẽ được thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Doha phủ nhận việc tài trợ khủng bố và Ngoại trưởng Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đã cáo buộc bốn "hành động xâm phạm chủ quyền rõ ràng" trong khi nói thêm rằng Qatar vẫn tiếp tục kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp.

Exxon, Shell và Total đã có nhiều đầu tư rộng rãi vào Qatar, đặc biệt là trong các dự án khí hoá lỏng, cho phép khí hóa lỏng được vận chuyển trực tiếp bằng tàu chở dầu đến các thị trường tiêu dùng, những nơi mà việc vận chuyển bằng đường ống là không khả thi.

Woods đã có cuộc gặp với quốc vương vào ngày 26/6, thảo luận về các hợp tác với Qatar, quốc gia mà Exxon đã có mặt từ năm 1935, theo một tuyên bố của hãng thống tấn quốc gia.

Theo thông tin từ một nguồn tin thân cận với lãnh đạo cấp cao cho biết "Giám đốc điều hành Exxon rất quan tâm đến việc mở rộng công suất khí đốt mới và bày tỏ sự sẵn sàng đầu tư".

Woods là lãnh đạo mới được thay thế cho Rex Tillerson, người mà dưới thời còn điều hành hãng Exxon đã trợ giúp Qatar xây dựng ngành công nghiệp LNG cho đến khi ông rời đi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu năm nay

Exxon sẽ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Qatar vào năm 2017, với phần lớn số tiền đầu tư đổ vào nhà máy LNG, chiếm khoảng 7% trong danh mục đầu tư toàn cầu của Hãng, theo đánh giá của Hãng Tư vấn WoodMackenzie.

Với cuộc gặp Quốc vương Qatar ngày 14/6, Van Beurden của Shell đã là một trong những nhà lãnh đạo công ty nước ngoài đầu tiên đến thăm Qatar sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Đưa tới một kết quả ngay sau đó vài ngày là một hợp đồng mới được ký kết, theo đó Qatar sẽ cung cấp cho Shell, Hãng kinh doanh LNG lớn nhất thế giới, với số liệu 1.1 triệu tấn mỗi năm kéo dài trong năm trong 5 năm bắt đầu từ năm 2019.

Các hoạt động của Shell tại Qatar bao gồm Pearl GTL, nhà máy hóa lỏng khí lớn nhất thế giới. Tổng đầu tư của Pearl chiếm 6% của danh mục đầu tư toàn cầu của Hãng.

Cả ba công ty này đều mong đợi Qatar mở rộng xuất khẩu LNG kể từ khi Quốc gia này đưa ra lệnh cấm khai thác mỏ North Field, mỏ khí đốt thiên nhiên lớn nhất thế giới mà quốc gia này chung kiểm soát với Iran.

Các công ty dầu khí nhìn chung không lạ lẫm gì với các rủi ro khi hoạt động tại những khu vực nguy hiểm. Total Gas tuần này trở thành công ty năng lượng phương Tây đầu tiên đầu tư vào Iran kể từ khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại nước này. Dự án 11 giai đoạn phát triển khu vực mỏ khí ngầm South Pars ở Iran sẽ rút khí đốt từ cùng một hồ chứa kiểm soát chung với Qatar mà quốc gia này gọi là North Field nằm trên Vịnh Ba Tư.

Giám đốc điều hành của Total, Pouyanne đã thảo luận về những cơ hội mới trong ngành LNG cũng như kế hoạch của Hãng phát triển mỏ dầu Al-Shaheen, nằm phía trên mỏ North Field trong vịnh Ba Tư trong chuyến đi Doha vừa qua của ông, theo một nguồn tin cấp cao.

Trữ lượng LNG của Qatar có thể tăng tới con số 10 triệu tấn mỗi năm một cách nhanh chóng chỉ với chi phí rẻ bằng cách tối ưu hóa các cơ sở hiện có và nâng cấp cơ sở nhỏ, quá trình nâng cấp này gọi là: "debottlenecking – Khơi thông tắc nghẽn”

Ngoài ra, việc mở rộng sẽ đòi hỏi phải xây dựng các cảng bốc dỡ mới phục vụ cho dây truyền sản xuất tương xứng với các khoản đầu tư khủng mà các tập đoàn năng lượng khổng lồ này có thể cung cấp

Nhà phân tích Tom Ellacott của WoodMackenzie nói: "Qatar LNG thực sự là một phần quan trọng trong tổng danh mục đầu tư của họ, đặc biệt là đối với Exxon. Nhưng Total và Shell cũng là những gã khổng lồ LNG không thể thiếu phần ở đó

"Khí tự nhiên hóa lỏng LNG ở Qatar là rất cạnh tranh. Áp dụng chiến dịch Khai Thông Tắc Nghẽn sẽ là một lựa chọn rẻ nhất nhằm tăng công suất khai thác. Hơn nữa, với một ngành công nghiệp đang đứng ở xuất phát điểm thấp trong chu kỳ chi phí thì đây quả thực là thời điểm tốt để thiết lập, lắp đặt những cảng bốc dỡ Terminal mới.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
TPO - Đại diện pháp luật một số doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hòa Bình, Quảng Ninh... bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Trong đó, bà L.H.L. bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình - chủ đầu tư dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.