Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ

TPO - Bị cộng đồng chối bỏ, gia đình bỏ rơi, hơn 20.000 góa phụ ở Ấn Độ trôi dạt về thành phố hành hương Vrindavan và biến nơi đây thành nơi trú chân của họ đến hết cuộc đời.
Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 1

Hầu hết những người Hindu bảo thủ ở Ấn Độ tin rằng, một phụ nữ có chồng chết không nên tiếp tục sống vì người đó không thể giữ được linh hồn của mình. Bị cộng đồng chối bỏ, gia đình hắt hủi, hàng ngàn góa phụ nghèo khổ tập trung về thành phố hành hương Vrindavan, cách 100km về phía nam Delhi. Đó hiện là ngôi nhà của 20.000 góa phụ.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 2

Những người phụ nữ không còn lựa chọn nào khác ngoài sống trong một nơi được chính phủ, doanh nghiệp tư nhân và tổ chức phi chính phủ hỗ trợ. Họ biết rằng sẽ sống ở đó đến cuối đời, không bao giờ được trở về nhà.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 3

Theo truyền thống Ấn Độ giáo, góa phụ không thể tái hôn. Người đó phải trốn trong nhà, tháo đồ trang sức và mặc đồ màu tang. Người đó trở thành sự xấu hổ cho gia đình, mất quyền tham gia vào đời sống tôn giáo và bị xã hội cô lập. Nhiều phụ nữ mất chồng bị đuổi ra khỏi nhà hoặc tự bỏ đi vì không chịu nổi sự ghẻ lạnh của người thân và cộng đồng.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 4

Từ lâu, phụ nữ góa ở Ấn Độ luôn bị kì thị, ghét bỏ và nghi lễ Sati có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Xuất hiện vào năm 1829, Sati là một hủ tục tang lễ của Ấn Độ: Góa phụ sẽ tự nguyện hiến thân trên giàn thiêu thi thể chồng, hoặc tự tử bằng cách khác sau khi chồng mất không lâu.

Khi đến Vrindavan, nhiều góa phụ hoàn toàn mất phương hướng. Họ phải đối mặt với thế giới một mình, không ai giúp đỡ. Bị đẩy ra bên lề xã hội, họ chờ đợi cái chết trong sự cô đơn, tuyệt vọng. Nhưng từng chút một, họ bao bọc lấy nhau và tạo dựng nên cộng đồng riêng.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 5

Bà Gayatri đang thực hiện lễ puja (cầu nguyện buổi sáng) tại ashram Meera Sahbagini, được thành lập cách đây 60 năm và là nhà của 220 góa phụ. “Mỗi buổi sáng, chúng tôi thức dậy lúc 5h. Một số người đi đến bờ sông Yamuna rửa mặt và làm lễ Puja. Sau đó, chúng tôi trở về ashram, hát những bài hát thờ thần Sri Krishna và Radha”, bà Gayatri cho biết.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 6

Kết thúc các nghi lễ cầu nguyện buổi sáng, những người phụ nữ bắt đầu các công việc hàng ngày. Họ nấu ăn, rồi cùng ăn trong phòng hoặc ngoài hành lang của ashram. Sau đó, họ đọc kinh và cầu nguyện. Không thể phủ nhận, đức tin giúp họ đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 7

Lalita, 72 tuổi, đã sống tại ashram Meera Sahbagini trong 12 năm. “Tôi không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ phải đi ăn xin. Nhưng khi chồng tôi qua đời, tôi bị người thân ném ra khỏi nhà ở tuổi 54. Tôi phải lang thang trên đường phố. Sau đó, một người đàn ông tốt bụng đã giúp tôi mua vé xe lửa đến Vrindavan. Tôi đến đây và không bao giờ rời đi nữa”, bà Lalita tâm sự.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 8

Những góa phụ đứng trên bờ sông Yamuna để thực hiện lễ Aarti vào hoàng hôn. Một bà lão nhảy xuống sông gột rửa cơ thể và được những người khác giúp đưa trở lại bờ.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 9

Bà Tulsi, 68 tuổi, cũng đến với cộng đồng góa phụ được 12 năm. Ban đầu, bà đến từ một ngôi làng gần thành phố Kolkata. Biến cố xảy ra khi bà bị mẹ chồng chiếm hết tài sản thừa kế lúc chồng bà qua đời.

Tulsi buộc phải chuyển đến khu ổ chuột cùng một người con. Sau đó, một đứa con trai của bà đưa mẹ đến Vrindavan dù bà không muốn. Người con bỏ Tulsi ở lại và không bao giờ xuất hiện nữa.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 10

Shanti Padho Dashi (91 tuổi), là góa phụ sống lâu nhất tại ashram Meera Sahbagini, từ 25 năm trước. Dù xã hội Ấn Độ ngày càng tiến bộ, nhưng quan niệm kì thị quả phụ vẫn chưa thể biến mất trong tư duy cộng đồng Hindu bảo thủ, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 11

Một góa phụ xuống phố mua rau. Họ vẫn bị xã hội chối bỏ, một số người còn cố tình tránh mặt khi nhìn thấy những phụ nữ mặc đồ trắng đi bộ trên các con phố. Những năm gần đây, nhiều tổ chức địa phương, như Sulabh International, đã tích cực làm việc để không chỉ hỗ trợ tài chính cho các góa phụ bị bỏ rơi, mà còn nâng cao nhận thức trong cộng đồng, hạn chế tình trạng phân biệt đối xử.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 12

Các góa phụ tại ashram Meera Sahbagini mừng Holi, lễ hội màu sắc. Mặc dù truyền thống cấm góa phụ tham gia các lễ kỉ niệm, tuy nhiên suy nghĩ của các góa phụ ngày một thay đổi và bắt đầu thách thức các lệnh cấm.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 13

Với Holi, mọi rào cản xã hội bị thu hẹp. Mọi người cùng vui đùa, ăn cơm bất kể sự khác biệt về tuổi tác, giới tính và thân phận. Đây là cơ hội để những góa phụ hòa nhập với xã hội.

Bên trong thành phố có hơn 20.000 góa phụ ảnh 14

“Hôm nay tôi rất hạnh phúc khi có những người đồng cảnh ngộ xung quanh tôi, tôi không còn một mình nữa. Chúng tôi học được cách chung sống, giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi trở thành bạn bè, những người bạn thật sự. Dù chuyện gì đã trải qua, chúng tôi luôn hướng về phía trước, không nhắc lại chuyện quá khứ”, Prema, một góa phụ 60 tuổi, chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.