Cảnh tượng đẫm máu qua lời người sống sót vụ máy bay rơi

"Khi máy bay nghiêng sang trái 90 độ, tôi nhìn thấy một tiếp viên bị đẩy ngược lên trần cabin, nhiều người khác bị các vật kim loại đâm vào. Tiếng la hét vang khắp khoang, cảnh tượng giống một cuộc tắm máu", Chen Ming-chung- nạn nhân sống sót trên chiếc máy bay Đài Loan chở 58 người bị rơi xuống sông kể lại.

Phần thân sau của máy bay vỡ nát trở thành lối thoát cho nhiều nạn nhân. Những người mắc kẹt trong phần thân trước không còn ai sống sót.
Phần thân sau của máy bay vỡ nát trở thành lối thoát cho nhiều nạn nhân. Những người mắc kẹt trong phần thân trước không còn ai sống sót.

Chen Ming-chung, 50 tuổi, kể rằng anh không nghe thấy tiếng ồn của động cơ sau khi chuyến bay mang số hiệu GE235 cất cánh.

Anh kể rằng chiếc ATR-72 sau đó nghiêng hẳn sang trái và có tiếng va đập.

"Chồng tôi nhìn thấy một nữ tiếp viên đeo đai an toàn ngồi trên ghế bị đẩy ngược lên trần của cabin và có những tiếng la hét khắp nơi", vợ của Chen kể với các phóng viên tại bệnh viện mà anh đang điều trị.

"Một số hành khách bị các vật dụng rơi vào người trong khi thi thể của những người khác bị kim loại sắc nhọn đâm vào. Cảnh tượng như một cuộc tắm máu trong phim vậy", cô nói.

"Phần bên trái của máy bay bị ngập trong nước bùn và đuôi có một lỗ hổng khiến ánh sáng chiếu vào trong. Một số hành khách bắt đầu hét lên ’trèo ra ngoài lỗ hổng nhanh lên’ khi nước tràn vào", cô kể tiếp.

Chen không mở được đai an toàn của mình nên đã la lên nhờ mọi người giúp. Một người đàn ông đã giải thoát cho anh.

"Chồng tôi nói anh ấy phải tìm lại người đó và cảm ơn ông ấy", cô nói thêm.

Chen cảm thấy mình rất may mắn khi còn sống vì anh đã đổi ghế sang phía bên phải của máy bay. Phần bên trái bị hư hỏng nặng khi lao xuống nước.

Cảnh tượng đẫm máu qua lời người sống sót vụ máy bay rơi ảnh 2

Một nạn nhân trong vụ tai nạn được giải cứu. Ảnh: CNA

Nhân viên ngân hàng Lin Ming-wei, 37 tuổi, một nạn nhân khác, đang hồi phục trong bệnh viện sau vụ tai nạn sáng qua. Anh lên chuyến bay cùng vợ là Chiang Yu-ying, 34 tuổi và cậu con trai 2 tuổi Lin Jih-yao.

Sau khi máy bay cất cánh ở sân bay Tùng Sơn và bay rất chậm, anh đã có linh cảm lạ. Tuy nhiên, anh có thể nhận thấy phi công đang cố gắng tăng độ cao và không có dấu hiệu gì từ phi hành đoàn cho thấy rằng chuyến bay đang gặp vấn đề.

Anh và mọi người trên khoang không nhận được cảnh báo nào trước khi phi cơ nghiêng sang trái 90 độ và va vào cầu cao tốc rồi lao xuống sông Cơ Long.

"Thật kinh khủng", Lin nói.

Lin nhanh chóng bị ngất đi. Khi tỉnh dậy, anh nhìn thấy khoang máy bay đầy nước và vợ anh đang nằm chìm trong nước ở gần đó.

Anh tìm kiếm con trai và phát hiện cậu bé bị lộn ngược đầu xuống nước, đai an toàn vẫn còn nguyên. "Tôi tự nhủ rằng mình không thể để mất con trai và đã hô hấp nhân tạo để nó tỉnh lại", anh kể.

Lin và nhiều người sống sót khác sau đó trèo ra ngoài phần máy bay bị vỡ nát và được lực lượng cứu hộ đưa lên bờ.

Gia đình Lin hiện vẫn nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt nhưng các bác sĩ cho hay tình trạng của họ đã ổn định.

Máy bay ATR72-600 số hiệu GE235 chở 58 người rơi xuống Keelung, Đài Bắc sáng 4/2, chỉ ít phút sau cất cánh từ sân bay Taipei Songshan (đang trên đường tới sân bay Kinmen). Tính đến nay, ít nhất 32 người thiệt mạng, 15 người sống sót và những người còn lại vẫn chưa được tìm thấy.

Post by Báo Tiền Phong.

Theo Theo vnexpress.net
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.