Chính trường Mỹ 'náo loạn' sau thảm kịch xả súng

Người dân sợ hãi sau vụ xả súng kinh hoàng hôm 12/6. Tuy nhiên, nhà cầm quyền lại chưa có kế sách bình ổn, thay vào đó là những cuộc tranh cãi không ngừng.
Người dân sợ hãi sau vụ xả súng kinh hoàng hôm 12/6. Tuy nhiên, nhà cầm quyền lại chưa có kế sách bình ổn, thay vào đó là những cuộc tranh cãi không ngừng.
TPO - Chính trường Mỹ sục sôi trước ba câu hỏi lớn đối với nền văn hóa – chính trị Mỹ: Quyền đồng tính, kiểm soát vũ khí và khủng bố sau vụ xả súng kinh hoàng tại hộp đêm đồng tính ở Orlando, tiểu bang Florida hôm 12/6. Tuy nhiên, điều cần nhất là một giải pháp thiết thực lại chưa được đưa ra.

Karen Tumulty, phóng viên tờ Washington Post, vừa đăng một bài báo bình luận về mặt trái của chính trường Mỹ sau vụ thảm sát tồi tệ nhất lịch sử nước này.

Ngày 12/6, nước Mỹ trải qua cuộc thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử chủ đích nhắm vào đối tượng đồng tính. Vụ nổ súng xảy ra vào thời điểm chỉ còn chưa đến 2 tuần nữa đến ngày kỷ niệm đầu tiên pháp luật Mỹ thừa nhận hôn nhân đồng tính và lễ hội người đồng tính.

Vụ tấn công do một người đàn ông Mỹ gốc Afghanistan có tên Omar Mateen (29 tuổi) ra tay. Khi thực hiện hành vi tội ác, Mateen gọi cho 911 thề trung thành với Nhà nước Hồi giáo tự xưng – IS.

Chính trường Mỹ 'náo loạn' sau thảm kịch xả súng ảnh 1

Nghi phạm Omar Mateen tự nhận là tín đồ trung thành của IS.

Omar Mateen giết chết 50 người với một khẩu súng lục và khẩu súng trường bán tự động AR-15. Đó cũng là loại vũ khí gây ra cái chết cho 12 người tại rạp chiếu phim ở Aurora, tiểu bang Colorado năm 2012; 20 học sinh và sáu người lớn vào cuối năm đó ở Newtown, tiểu bang Connecticut; và 14 người khác tại buổi tiệc ở San Bernardino, California vào cuối tháng 12 cùng năm.

Chỉ trong một vụ xả súng tự phát, nước Mỹ đã phải đối mặt với ba câu hỏi lớn về quyền đồng tính, kiểm soát vũ khí và khủng bố. Ba vấn đề gây tranh cãi này nhen nhóm khắp cả nước sự sợ hãi, thậm chí có người đặt ra câu hỏi liệu có nên ở yên trong nhà để tránh nguy hiểm.

Chính trường Mỹ 'náo loạn' sau thảm kịch xả súng ảnh 2

Sức công phá của vũ khí trong cuộc thảm sát câu lạc bộ đồng tính.

Các nhà cầm quyền cũng đưa ba vấn đề đau đầu này ra bàn luận. Tuy nhiên tình trạng phân chia ý thức hệ và đảng phái khiến những cuộc họp, ý kiến trở nên lộn xộn.

Sau khi vụ xả súng ở hộp đêm đồng tính xảy ra, Tổng thống Obama nhận định đó là hành động khủng bố và hành động của sự hận thù. Ông kêu gọi nước Mỹ đoàn kết lại, chung tay bảo vệ quốc gia.

Ngay khi ông Obama chấm dứt bài phát biểu, ứng cử viên đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump lập tức chỉ trích Obama không sử dụng cụm từ "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan” và đòi Tổng thống Mỹ phải từ chức.

Trong khi Obama từ chối suy đoán niềm tin tôn giáo của Mateen có phải là yếu tố quan trọng gây ra thảm kịch, mà chỉ tập trung vào giải pháp kiểm soát súng chặt chẽ hơn, các nhà bình luận lại nghĩ khác.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Florida) cho biết, suy luận kẻ tấn công nhằm vào cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và người chuyển giới) vì Hồi giáo cực đoan tồn tại quan điểm kì thị người đồng tính là lẽ thông thường.

Nhà bình luận ESPN Jemele Hill, một cựu cư dân Orlando, đồng ý kiến cho rằng, nhiều tôn giáo có thái độ thiếu tích cực khi nói về cộng đồng LGBT.

Chính trường Mỹ 'náo loạn' sau thảm kịch xả súng ảnh 3

Bà Karen Tumulty nhận định nước Mỹ bị đang bị can thiệp quá nhiều bởi các chính trị gia chỉ biết hùng biện.

Qua các dẫn chứng, Karen Tumulty kết luận, sự cố chấp và tài hùng biện giúp các chính trị gia thắng thế khi đất nước phải đối mặt với khó khăn, thay vì đưa ra giải pháp có ích trên thực tế để người dân an tâm.

Hồi cuối năm ngoái, ông Trump ủng hộ thiết lập lệnh cấm tạm thời đối với người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ sau hàng loạt vụ khủng bố đẫm máu.

Mới đây, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton lên tiếng, cần phải bảo vệ nước Mỹ bằng các giải pháp như đánh bại các nhóm khủng bố quốc tế, tìm kiếm đồng minh, hạn chế khủng bố mở rộng quy mô và tăng cường an ninh trong nước. Bà Hillary cũng đồng ý nên kiểm soát chặt chẽ vũ khí.

Theo Theo Washington Post
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.