Chirac vận động cho Hiến pháp EU

Chirac vận động cho Hiến pháp EU
Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã lên truyền hình để tìm cách thuyết phục dân chúng hãy bỏ phiếu ủng hộ hiến pháp được đề nghị cho Liên hiệp châu Âu.

Việc Tổng thống Jacques Chirac xuất hiện trên đài truyền hình TF1 là lần đầu tiên ông công khai can thiệp vào chiến dịch vận động. Nhưng diễn đàn ông chọn đã gây nên chỉ trích.

Khác với cuộc trưng cầu dân ý năm 1992 về Hiệp ước Maastricht, vị Tổng thống Pháp lần này không tranh luận với một đối thủ hàng đầu mà là với 80 thanh niên.

Nicholas Dupont-Aignan, một trong số các dân biểu thuộc đảng của ông Chirac nhưng chống lại Hiến pháp phê bình là đáng buồn khi Tổng thống không dám chống lại với một người có đủ tư cách để bảo vệ một lập trường đối địch.

"Giống như ông Francois Mitteran đã làm hồi thời hiệp ước Maastricht, khi ông ta tranh luận với một lãnh tụ của phe chống. Lần này, Tổng thống lại chọn tranh luận với một nhóm sinh viên".

Người Pháp được dự trù bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Năm.

Những lãnh tụ chính trị hàng đầu của Âu châu đã bày tỏ lo ngại trước một loạt những cuộc thăm dò dư luận cho thấy số phiếu chống ngày càng gia tăng.

Trong buổi thảo luận, Tổng thống Chirac khuyến khích khán giả trong phòng thu hình - tất cả đều dưới 30 tuổi - và toàn thể dân Pháp hãy bỏ phiếu ủng hộ cho hiến pháp EU vào ngày 29/5.

Việc này là cần thiết, theo ông, để giúp xây dựng một châu Âu có đủ khả năng để có thể có được một tiếng nói trong thế giới tương lai. Ông nói nếu đa số bỏ phiếu chống lại thì vị thế của Pháp sẽ bị suy yếu đáng kể.

Những nhà bình luận đã phê bình trước khi có cuộc thảo luận này là chính tương lai chính trị của Tổng thống Chirac cũng sẽ bị suy yếu, mặc dầu ông đã từ chối không chịu từ chức ngay cả khi hiến pháp bị dân chúng Pháp bác bỏ.

Một số còn tiên đoán là nếu dân chúng Pháp bác bỏ thì ít nhất trong giai đoạn này, bản hiến pháp Âu Châu có thể bị coi như là đã bị khai tử.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.