Chuyến thăm của Chủ tịch Fidel đến Quảng Trị năm 1973

Cách đây 40 năm, Chủ tịch Cuba Fidel Castro là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tới Quảng Trị - vùng giải phóng Nam Việt Nam, ngay sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết (1/1973).
Chuyến thăm của Chủ tịch Fidel đến Quảng Trị năm 1973 ảnh 1

Chủ tịch Fidel Castro đứng trên chiếc xe tăng quân giải phóng thu giữ tại chiến trường Quảng Trị. Ảnh: Granma.

Tháng 9/1973, khi chiến trường Quảng Trị vẫn còn nồng mùi thuốc súng, từ bên kia bán cầu, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm vùng đất vừa được giải phóng của tỉnh Quảng Trị.

Tại Cao điểm 241 hay còn gọi là căn cứ Carol ngổn ngang xác xe tăng, đạn pháo, quân và dân Quảng Trị chứng kiến hình ảnh Chủ tịch Fidel Castro phất cao lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Fidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” trở thành một trong những biểu tượng trong quan hệ giữa hai nước.

Chuyến thăm của Chủ tịch Fidel đến Quảng Trị năm 1973 ảnh 2 Chủ tịch Fidel Castro trong cuộc Mít tinh ở vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Granma.

Trong chuyến thăm Quảng Trị, Chủ tịch Fidel Castro vượt qua Dốc Miếu, nơi có hàng rào điện tử McNamara để đến thăm Đông Hà, rồi ngược lên Đường 9 và đến Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở huyện Cam Lộ.

Chuyến thăm của Chủ tịch Fidel đến Quảng Trị năm 1973 ảnh 3 Chủ tịch Fidel Castro thăm UBND cách mạng tỉnh Quảng Trị năm 1973. Ảnh: TTXVN.

Sau chuyến thăm này, Cuba đã giúp Việt Nam xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Hới, Khách sạn Thắng Lợi, cử chuyên gia xây dựng tuyến đường mòn Hồ Chí Minh cũng như nhiều công trình khác… 

Player Loading...
Theo Theo VnExpress, Clip: VTV
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.