Điều gì khiến Mỹ và NATO không gây chiến với Nga?

Ảnh: Lầu Năm góc
Ảnh: Lầu Năm góc
TPO - Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có thể gây chiến với Nga nếu Nga không phải là cường quốc hạt nhân.

Đó là tuyên bố của ông Werner Grossmann, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Cộng hoà dân chủ Đức trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Deutschland.

“Trong thời đại chúng ta vẫn tồn tại mối đe dọa chiến tranh, thậm chí ở châu Âu, cuộc chiến chủ yếu nhằm mục đích chống lại Nga… Nếu không vì vũ khí hạt nhân thì chiến tranh đã bùng”, ông Grossmann tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng ở phương Tây trong những năm gần đây đang quan sát “xu hướng bài Nga rất mạnh”.

Cựu giám đốc tình báo cho rằng chính sách phòng thủ của Moscow là phù hợp với tình hình hiện tại. Theo ông Grossmann, Nga tuân thủ nguyên tắc: “Nếu muốn hòa bình — hãy chuẩn bị cho chiến tranh”.

Theo cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Cộng hoà dân chủ Đức, mục tiêu và lợi ích của các giới cầm quyền ở phương Tây đã không hề thay đổi từ thời Chiến tranh Lạnh, vì vậy diễn ra sự quay lại của đường lối đối đầu với Moscow.

“Những mối quan tâm của họ vẫn đang hướng về phía đông. Nếu Nga không được thừa kế các vũ khí Liên Xô trong đó có vũ khí hạt nhân, thì nhiều khả năng, chiến tranh đã bùng nổ”, ông Grossmann nói.

Cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Cộng hoà dân chủ Đức cũng ủng hộ việc Crimea sáp nhập với Nga, lưu ý đây không phải là sự “thôn tính”.

“Crimea luôn là của Nga. Nó đã trở lại trên cơ sở hợp pháp”, cựu lãnh đạo tình báo cho biết.

Năm 2014, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Mỹ và NATO đã thông qua một quyết định đình chỉ việc hợp tác với Liên bang Nga, và chỉ duy trì đối thoại chính trị ở cấp đại sứ.

Năm 2016, Hội đồng Nga – NATO đã được tổ chức ở cấp đại diện thường trực. Hai bên thảo luận một số vấn đề trọng yếu tại châu Âu, đặc biệt là tình hình ở Ukraine.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và NATO chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là trong bối cảnh NATO mở rộng tầm ảnh hưởng và quân sự về phía Đông, sát biên giới Nga. 

Theo Theo SputnikNews
MỚI - NÓNG