Đối phó khủng hoảng, Honda nguy cơ đánh mất tính truyền thống?

Chủ tịch Honda Takahiro Hachigo phát biểu trong một cuộc họp báo tại tỉnh Tochigi vào ngày 8/6.
Chủ tịch Honda Takahiro Hachigo phát biểu trong một cuộc họp báo tại tỉnh Tochigi vào ngày 8/6.
TPO - Với việc cắt giảm hàng loạt chi phí quản lý, các nhà đầu tư lo lắng “chất riêng” của Honda trong việc sản xuất lắp ráp ô tô sẽ dần mai một.

Kế hoạch chuyển hướng vào hiệu quả trong quản lý của Honda Motor có thể mang lại giải pháp mới trong chiến lược tăng lợi nhuận của hãng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích thị trường lo ngại, hướng tập trung mới này có thể tước đi sự hấp dẫn nhất vốn có của Honda: Tính truyền thống.

Ngày 8/6, Honda công bố kế hoạch quản lý dài hạn có tên “Tầm nhìn 2030”, trong đó thay đổi toàn bộ quan điểm trước đây về tập trung số lượng, thay vào đó, Honda nhấn mạnh chủ trương phát triển kinh doanh mới dựa trên việc theo đuổi về chất lượng.

Ngày 12/6, cổ phiếu của Honda giảm từ mức 9 yen khi mở phiên xuống 3.066 yen vào thời điểm đóng phiên. Điều này có nghĩa là việc thay đổi làm mới mình của Honda vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Tầm nhìn dài hạn

Kota Yuzawa, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs Nhật Bản, cho biết, kế hoạch dài hạn này phản ánh sự nhìn nhận một cách nghiêm túc chiến lược quản lý mới của Honda nhằm đối phó khủng hoảng.

Kế hoạch này yêu cầu việc thành lập các bộ phận lên Kế hoạch Chi phí sản xuất ô tô, từ đó các bộ phận chủ động cắt giảm chi phí toàn diện dưới sự điều phối của Hãng tới các đơn vị nghiên cứu, mua sắm và sản xuất.

Yuzawa cho biết điều này giải thích tại sao “tỷ lệ lợi nhuận hoạt động của Honda trên thị trường Bắc Mỹ không được cải thiện”.

Lợi nhuận hoạt động của công ty thời điểm kết thúc năm tài chính vào tháng 3/2017 ở Bắc Mỹ đứng ở mức 4,9%, thấp hơn rất nhiều so với  mức 7,4% của 10 năm trước đây.

Đối với Honda, năm tài chính trước đó là một năm tốt. Hãng bán được một số lượng xe kỷ lục ở Bắc Mỹ và tiếp tục bán các mẫu xe đắt khách hàng đầu với thay đổi về thiết kế ngoại thất. Tuy nhiên lợi nhuận của nó cũng đã không tăng được như mong đợi.

Yuzawa nhìn thấy một số lý do có thể cho điều này: “Do chi phí cố định cao hơn hoặc khả năng giảm chi phí thấp hoặc năng lực của nhà cung cấp suy giảm”.

Yuzawa kết luận: “2030 Vision” có thể được coi là chiến lược “Tối ưu hóa toàn diện” của Honda trong chiến lượng đối phó khủng hoảng trước mắt và lâu dài.

Theo Theo Nikkei
MỚI - NÓNG