'Đua chậu' ở Nhật Bản

'Đua chậu' ở Nhật Bản
TPO - Kể từ năm 1956, tại thành phố Ito, Nhật Bản diễn ra cuộc đua chậu độc đáo trên dòng sông Matsukawa. Hoạt động giải trí diễn ra hàng năm này thu hút rất nhiều thí sinh và khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới.

Theo truyền thuyết, những phụ nữ ở thành phố Ito thường dùng chậu gỗ và bản gỗ để giặt quần áo bên bờ sông Matsukawa. Sau này, khi những dụng cụ giặt đồ thô sơ được thay bằng máy móc hiện đại, người dân ở thành phố Ito quyết định giữ gìn truyền thống cố xưa này thông qua cuộc đua chậu vô cùng độc đáo.

Cuộc đua chậu đầu tiên được tổ chức vào năm 1956, và từ đó nó trở thành sự kiện thường niên.

Hàng nghìn người đã tụ họp tại bờ sông Matsukawa để cùng tranh tài “lái chậu”.

'Đua chậu' ở Nhật Bản ảnh 1
 

Thí sinh tham dự cuộc đua phải lái chiếc chậu hình tròn có đường kính 1m, sâu 30cm dọc bờ sông dài 400m, sử dụng những chiếc thìa gỗ khổng lồng làm tay chèo.

Nghe có vẻ dễ dàng nhưng để đánh bại những đối thủ khác mà không bị lật nhào khỏi chậu lại khó khăn hơn bạn tưởng.

'Đua chậu' ở Nhật Bản ảnh 2
 

Điểm thu hút đông đảo khách tham quan của cuộc đua chậu ở thành phố Ito này là tất cả các thí sinh được mặc trang phục của Geisha và Samurai.

'Đua chậu' ở Nhật Bản ảnh 3
 
Phạm Hằng
Theo ODC
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.