Đừng bắn

Nhà chức trách không công bố danh tính của viên sĩ quan bắn chết Brown do lo ngại về sự an toàn của anh ta, việc này đã gây ra sự phản đối lớn từ phía người dân.
Nhà chức trách không công bố danh tính của viên sĩ quan bắn chết Brown do lo ngại về sự an toàn của anh ta, việc này đã gây ra sự phản đối lớn từ phía người dân.
TP - Đám đông biểu tình; cảnh sát chống bạo động được trang bị tận răng, với hơi cay và đạn cao su, sẵn sàng xông vào trấn áp những kẻ biểu tình. Những tưởng hình ảnh ấy phải của một đất nước Trung Đông Bắc Phi hay Đông Âu đang bất ổn, nhưng không, nó xảy ra ngay giữa lòng nước Mỹ.

Việc cậu thanh niên da màu Michael Brown, 18 tuổi, bị cảnh sát bắn chết hồi đầu tuần ở St.Louis, bang Missouri đã làm tái phát vết thương cũ của cộng đồng người da màu, không chỉ ở riêng thị trấn nhỏ này mà ở toàn nước Mỹ. Khẩu hiệu “Hands up, don’t shoot” (Đừng bắn khi đã giơ tay)” của những người biểu tình là “lời khẩn cầu” bao năm vẫn bị phớt lờ của những người da màu khi đứng trước lực lượng thực thi pháp luật – phần đông là người da trắng.

Nước Mỹ đã có một Tổng thống da màu đầu tiên, điều đó không có nghĩa tâm lý phân biệt màu da đã hoàn toàn biến mất. Lướt qua các trang mạng xã hội sẽ thấy không thiếu các vụ cảnh sát đối xử tệ với người da màu, bởi những nội dung đó chẳng mấy khi được chú ý trên các kênh thông tin chính thức.

Để chấm dứt tình trạng này không dễ, khi kẻ bắt nạt có nhiều quyền hành và luôn có lý do đi bắt nạt. Như trong vụ Brown này chẳng hạn, cảnh sát khẳng định đã nổ súng vì họ bị tấn công trước, trong khi các nhân chứng nhìn thấy cậu thanh niên đã giơ hai tay lên cao nhưng vẫn bị bắn nhiều phát.

Cách cảnh sát Missouri xử lý vấn đề lần này cũng không cho thấy họ là người bị hại. Đối mặt với những người biểu tình, mà đa số là thể hiện quan điểm một cách hòa bình, lực lượng cảnh sát trông không khác gì sắp xông vào trận đánh với những tên khủng bố hay tội phạm nguy hiểm. Cảnh sát sẵn sàng bắn đạn cao su hay hơi cay, vì luật của bang cho phép họ được quyền sử dụng vũ lực để trấn áp các vụ bạo động. 

Quy định của chính quyền liên bang Mỹ về việc không hạn chế lực lượng cảnh sát đầu tư mua sắm vũ khí – tất nhiên là mức độ sát thương thấp hơn quân đội, là nhằm chống khủng bố. Vì thế, không ít chính quyền bang thậm chí cho phép cảnh sát có cả súng máy hay xe bọc thép. Điều đáng buồn là những vũ khí này không được sử dụng để bảo vệ người dân, trái lại, để trấn áp dư luận đang bất bình, uất ức.

Khi vẫn còn tâm lý phân biệt chủng tộc trong lực lượng thực thi pháp luật đang có nhiều quyền hành pháp, nước Mỹ có lý do để lo ngại về nguy cơ xảy ra ngày càng nhiều các vụ bạo động tại các khu vực của người da màu. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.