Giải mã vụ đắm phà thảm khốc ở Hàn Quốc

Giải mã vụ đắm phà thảm khốc ở Hàn Quốc
TPO - Một ngày sau vụ chìm phà khiến 9 người tử vong và hàng trăm người mất tích ở Hàn Quốc, các chuyên gia đã đặt ra các giả thiết về tai nạn thảm khốc này.

Như tin đã đưa, ngày 16/4, phà Sewol của Hàn Quốc bị chìm ngoài khơi phía tây nam nước này. Vụ tai nạn khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 287 người mất tích.

Hiện giả thuyết lớn nhất về vụ tai nạn thảm khốc này là chiếc phà này đã va phải đá ngầm. 

Lực lượng cứu hộ cho rằng, do bị muộn giờ nên thuyền trưởng phà Sewol có thể đã chuyển hướng và tăng tốc để rồi đâm phải đá ngầm trong trời mù sương. Bởi theo lịch trình, phà Sewol lẽ ra phải rời cảng Incheon lúc 18h30 ngày 15/3 nhưng vì sương mù nên thời điểm khởi hành bị hoãn lại 3 tiếng đồng hồ. Chiếc phà này xuất phát vào lúc 21h cùng ngày.

Theo tờ Chosun IIbo (Hàn Quốc), người phát ngôn công ty Chonghaejin Marine-đơn vị quản lý phà Sewol, nói với các phóng viên rằng, chiếc phà này không thể đi lệch quá xa so với lộ trình an toàn được định sẵn.

Tuy nhiên, các chuyên gia hàng hải cho rằng, nếu chuyển hướng, phà có thể đâm phải đá trong điều kiện sương mù dày.

Các nhân chứng cũng kể rằng, họ nghe thấy một tiếng động lớn trước khi chiếc phà bị nghiêng và chìm xuống nước.

Đại diện công ty Chonghaejin cũng bác bỏ những hoài nghi về khả năng của thuyền trưởng phà Sewol. Phía công ty này cho biết, thuyền trưởng phà Sewol là một thuyền trưởng nhiều kinh nghiệm, từng lái những con tàu lớn.

Phía công ty Chonghaejin Marine tuyên bố họ không thấy có vấn đề với khả năng của thuyền trưởng, cũng như chứng chỉ hành nghề của ông này.

Theo tờ Koreatimes, phà Sewol được đóng vào năm 1994 do tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Nhật Bản). Phà được thiết kế với sức chứa có thể lên tới 921 hành khách và 220 ô tô.

Tại thời điểm gặp nạn, phà Sewol chở theo 474 hành khách (gồm 325 học sinh từ một trường cấp ba tại thành phố Ansan, gần Seoul đang trên đường tới Jeju để dã ngoại) và 150 phương tiện.

Theo Theo Chosun IIbo, Koreatimes
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.