Hạ lệnh tấn công Syria, ông Trump có qua mặt Quốc hội?

Phát biểu sau khi hạ lệnh phóng tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự ở Syria, Tổng thống Trump cho biết đây là hành động trừng phạt Syria về việc dân thường nước này thương vong trong vụ tấn công hóa học, mà chính quyền Mỹ cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-A
Phát biểu sau khi hạ lệnh phóng tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự ở Syria, Tổng thống Trump cho biết đây là hành động trừng phạt Syria về việc dân thường nước này thương vong trong vụ tấn công hóa học, mà chính quyền Mỹ cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-A
TPO - Việc Tổng thống Donald Trump cho phép tên lửa Mỹ tấn công căn cứ quân sự ở Syria mà chưa có sự chấp thuận chính thức của Quốc hội Mỹ đã làm dấy lên câu hỏi: liệu hành động của ông Trump có quá hấp tấp, và ông có đang làm sai quy trình?

Quốc hội có biết về quyết định của Trump?

Tờ Al Arabiya trích lời một quan chức Nhà Trắng cho biết trước khi hạ lệnh cho phép tên lửa Mỹ tấn công căn cứ quân sự ở Syria, vào tối thứ Năm (6/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo kế hoạch của mình trước hơn 20 thành viên Quốc hội thuộc cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Trong số những người được ông Trump thông báo, có cả Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

Sáng 7/4, tên lửa Mỹ đã được phóng đi nhằm vào các căn cứ quân sự ở Syria, trong khi chưa có sự chấp thuận chính thức của Quốc hội.

Chỉ thông báo thôi có đủ?

Theo Nghị quyết quyền hạn chiến tranh được ban hành năm 1973, Tổng thống Mỹ nếu muốn điều động quân đội đi tham chiến sẽ buộc phải tham vấn Quốc hội, trừ trường hợp hai bên đã tuyên bố chiến tranh từ trước đó.

Nghị quyết cũng yêu cầu quân đội Mỹ không được phép ở lại chiến trường quá 90 ngày, trừ khi nhận được sự đồng thuận của các nhà lập pháp.

Tuy nhiên, nghị quyết cũng cho phép Tổng thống Mỹ “có nhiều quyền hạn hơn khi đối phó với các cuộc tấn công và các trường hợp khẩn cấp khác”, theo Hội đồng quan hệ quốc tế.

Sự cho phép mang tính ngoại lệ này từng được cựu Tổng thống George W.Bush và Barack Obama tận dụng.

Sau vụ việc ngày 11/9/2001, Quốc hội đã cho phép chính quyền Bush tấn công bất cứ quốc gia hoặc nhóm nào tham gia vụ khủng bố. Ông Obama cũng đã sử dụng quyền lực này để tiến hành các biện pháp quân sự chống lại IS vào năm 2014.

Về trường hợp ông Trump, tân Tổng thống Mỹ cũng đã sử dụng thẩm quyền này để duy trì hoạt động quân sự ở Iraq, Afghanistan và Syria.

Quốc hội đang nghĩ gì?

Thượng nghị sĩ Bob Corker của bang Tennessee, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của đảng Cộng hòa cho biết sẽ thận trọng hơn nếu ông Trump tham vấn ý kiến Quốc hội trước khi hạ lệnh tấn công bằng tên lửa. Nhưng ông Corker cũng không nhấn mạnh rằng Quốc hội phải thông qua quyết định của ông Trump.

Một vài đảng viên Cộng hòa khác, trong đó có Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida hoan nghênh cuộc tấn công của ông Trump mà không đề cập đến sự chấp thuận của Quốc hội.

Thượng nghị sĩ Mike Lee nhận định: “Chúng ta nên tuân theo Hiến pháp và tìm kiếm sự cho phép chính đáng của Quốc hội. Tổng thống Trump nên thông báo về hành động của mình trước nhân dân Mỹ, và để các đại diện của nhân dân Mỹ thảo luận về những lợi ích – rủi ro mà việc can thiệp sâu hơn vào hoạt động quân sự ở Trung Đông đem lại đối với lợi ích an ninh quốc gia Mỹ”, ông Lee nói.

Quan điểm này nhận được sự đồng tình của các nhà lập pháp bang Kentucky là Thomas Massie và Rand Paul (đều thuộc đảng Cộng hòa).

Theo Theo Al Arabiya
MỚI - NÓNG